(Nguồn từ Báo Giác ngộ ngày
07/11/2008)
Việc ăn uống và giờ giấc có
mối liên hệ mật thiết với nhau, nó góp phần tạo sự đồng điệu giữa nguồn thực
phẩm dung nạp và sức khoẻ cho cơ thể của bạn
Ăn đều đặn cách nhau từ bốn đến năm giờ
đồng hồ/ngày: Các bác sĩ khuyến cáo, những bữa ăn đều đặn cần cách khoảng nhau
từ bốn đến năm giờ và nên ăn nóng ít nhất một bữa/ngày. Điều này rất cần thiết
để mang lại cho bạn cảm giác nóng bừng và sảng khoái trong khi ăn. Ăn nóng làm
tăng tỷ lệ hấp thu các dưỡng chất, cơ thể không phải mất năng lượng để hâm nóng
thức ăn trong quá trình tiêu hoá.
Ăn sáng đúng giờ: Thói
quen ngồi vào bàn ăn sáng giúp kích thích hoạt động của não bộ và thúc đẩy quá
trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Bỏ ăn sáng sẽ làm chậm quá trình trao
đổi chất nên khi cơ thể tiếp nhận thức ăn đã lưu giữ chất béo trong cơ thể,
bằng cách gia tăng việc tổng hợp từ những thức ăn có thành phần dinh dưỡng cao
sau đó.
Ăn giặm với trái cây
vào buổi sáng hoặc buổi chiều: Việc này cùng lúc có hai ưu điểm, do trái cây
vừa chứa dồi dào hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin, nước, đường fructose
nên vừa làm no bụng lại cung cấp nhiều năng lượng. Đây còn là thời điểm giúp cơ
thể bổ sung thêm nguồn rau tươi, mà cơ thể có khuynh hướng bị thiếu hụt khi chỉ
ăn trong ba bữa.
Ăn uống theo cảm tính:
Việc ăn uống thoải mái trong ngày và nhịn ăn hoặc ăn thật ít cho ngày kế tiếp,
có khuynh hướng dẫn đến ăn uống thất thường. Điều này sẽ làm cơ thể không biết
được khi nào cần đốt cháy năng lượng và khi nào cơ thể cần nghỉ ngơi.
Ăn nhiều chất đạm sau
17 giờ/ngày: Tiêu thụ nhiều chất đạm như cá, thịt gà nạc, các loại đậu… có
khuynh hướng làm cho cơ thể no lâu hơn so với tinh bột như bánh mì, cơm, mì
sợi… để chúng có thể phóng thích năng lượng và no lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng
cần ăn một ít tinh bột, nó sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho các cơ bắp khi bạn
ngủ và mang lại cảm giác sảng khoái khi thức giấc vào ngày hôm sau.
Uống nước cam
trong hoặc sau điểm tâm: Cam chứa nhiều
vitamin C dồi dào từ 50 – 60mg/100g, nhưng không nên uống khi bụng đói do cam
vốn giàu axít citriaue nên dễ dẫn đến làm xót bao tử yếu và có thể gây đau bao
tử. Hãy bắt đầu bữa sáng bằng thức ăn nhẹ như ngũ cốc hoặc sữa nhằm tráng vách
các cơ quan tiêu hoá, bảo vệ chống axít.
Hãy lắng nghe tín hiệu
của cơ thể: Sự co rút các bắp thịt của bao tử là nguyên nhân gây nên cơn đói
bụng. Khi thực phẩm nằm trong bao tử, các bắp thịt đẩy thực phẩm qua ruột. Khi
bao tử trống rỗng, bạn có thể nghe và cảm giác được cơn đói trong bụng đang
tăng dần. Đây là tín hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên ngồi vào bàn ăn.
Hải Đường - sgtt (theo Femme
Actuelle và Woman’s World)
Chống
sặc cho trẻ ăn giặm
( Nguồn : Tin tức online
ngày 27/05/2010)
Đối với trẻ mới ăn giặm, "ăn
thế nào cho đúng" xem ra quan trọng hơn "ăn thế nào cho đủ". Một
trong những điều cần lưu ý khi có bé ăn giặm là làm sao để trẻ không bị sặc khi
ăn.
Ăn
giặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, một bước
chuyển "ngoạn mục" từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn
dạng đặc. Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho cả bé lẫn mẹ, đặc
biệt là những bà mẹ "mới toanh".
Cũng
như những mốc phát triển khác, giai đoạn này có khá nhiều vấn đề cần lưu tâm và
không ít gian nan ở thời kỳ chuyển tiếp. Ngoài việc chọn thức ăn thì cách cho
ăn cũng là điều những bà mẹ nên tìm hiểu kỹ để quá trình ăn giặm của con đạt
được kết quả mỹ mãn nhất. Có thể nói cách cho ăn cũng là một trong những kỹ
năng quan trọng của người mẹ.
Thông
thường, khi bắt đầu làm quen với thức ăn và cách ăn mới, trẻ sẽ có phản ứng
nhất định, từ việc thể hiện bằng thái độ cho đến sự dung nạp thức ăn của cơ
thể. Trong quá trình tập ăn giặm, có thể trẻ sẽ phản đối, không hợp tác hoặc bố
mẹ cho ăn chưa đúng cách khiến cho trẻ bị nôn, sặc... Vậy làm thế nào để tránh
những điều không mong muốn này?
Cho trẻ ăn đúng tư thế
Trẻ ở
giai đoạn tập ăn giặm đa số chưa biết ngồi hoặc ngồi chưa vững, vì thế mẹ
thường có xu hướng một tay bế con và một tay đút ăn. Với một số bà mẹ đã có
kinh nghiệm thì cho con ăn theo cách này không khó, chỉ cần giữ cho lưng trẻ
thẳng và đầu hơi nghiêng.
Tuy
nhiên, với những bé hay ngọ nguậy và quấy khóc thì không thể làm theo cách này
mà nên đặt trẻ vào một chiếc ghế chuyên dụng, loại ghế nằm có thể điều chỉnh độ
dốc ở phần lưng và có dây ràng ngang bụng bé; lúc này tay bạn sẽ rảnh rang và
dễ thao tác hơn so với cách vừa bế vừa đút ăn.
Với
trẻ đã biết ngồi chắc chắn, bạn chỉ cần cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn. Hoàn toàn
không nên cho trẻ vừa nằm vừa ăn, cho đủ là ăn bột pha loãng.
Chọn thức ăn phù hợp
Nên
tuân thủ nguyên tắc "từ loãng đến
đặc - từ ít đến nhiều - từ mịn đến thô". Cho trẻ ăn loại thức
ăn phù hợp với từng độ tuổi, không nên vội vàng hoặc đốt giai đoạn, sự thay đổi
đột ngột trong độ đặc và độ mịn của thức ăn dễ khiến trẻ sặc, nghẹn hoặc khó
nuốt.
Tâm lý thoải mái khi ăn
Không
đút khi trẻ đang quấy khóc hoặc ngọ nguậy không yên vì đây là những lúc dễ bị
sặc nhất.
Không
ép trẻ ăn liên tục, nên cho trẻ thời gian nhai kỹ, nuốt hẳn thức ăn trong miệng
và chờ thêm một chút trước khi đút muỗng kế tiếp. Tuyệt đối không bóp mũi, ép
con phải há miệng để đút thức ăn. Điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc.
Không
nên quát mắng dọa nạt hoặc bày cho trẻ hững trò chơi quá sôi nổi trong khi ăn,
đùa giỡn quá trớn dễ khiến cho trẻ mất tập trung và vội vàng rong khi nuốt, dẫn
đến nghẹn, sặc.
Cho
dù trẻ ăn được ít hay nhiều, cũng nên dừng bữa ăn sau 30 phút. Nếu kéo dài sẽ
khiến hai mẹ con mệt mỏi, thức ăn để lâu dễ bị vữa, không đảm bảo dinh dưỡng.
Chọn vật dụng phù hợp
Hiện
nay có khá nhiều loại vật dụng dành cho việc ăn giặm như chén, muỗng bình tập
ăn... Tùy vào độ tuổi, dạng thức ăn và tình hình thực tế của con mà bạn chọn
vật dụng phù hợp. Việc chọn muỗng là quan trọng nhất, với trẻ mới tập ăn giặm
nên chọn muỗng nhựa mềm hoặc muỗng silicon, kích thước muỗng phải vừa miệng
trẻ, chọn loại muỗng hơi nông và trẹt, vừa đủ để hớt một chút bột cho trẻ làm
quen với phản xạ mút và liếm. Khi đã chính thức ăn thành bữa, chọn muỗng sâu
hơn, cán muỗng dài hơn để mẹ có thể cầm chắc và thao tác dễ dàng.
Không
nên dùng bình tập ăn cho trẻ, nếu trẻ con ăn bột pha loãng, vì rất khó kiểm
soát được lượng bột chảy vào muỗng, dễ gây sặc.
Ngoài
những điều rên, người mẹ cũng cần phải thật kiên nhẫn, thận trọng và bình tĩnh
khi cho con ăn giậm, đặc biệt đối với những bé hay quấy khóc và kháng cự. Hãy
luôn nhớ rằng, ăn giặm không chỉ đơn thuần là cung cấp thể chất dinh dưỡng cho
trẻ mà còn là một hình thức giúp trẻ học hỏi và làm quen với những kỹ năng mới.
Vì thế việc đảm bảo tính an toàn và thoải mái để trẻ có thể phát triển những kỹ
năng này một cách hoàn hảo là vô cùng quan trọng.
Cho
trẻ ăn đúng cách sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt, hoàn thiện kỹ
năng nhai, nuốt, phát triển cơ hàm để làm tiền đề cho kỹ năng nói sau này. Do
đó ở giai đoạn này, "ăn thế nào cho đúng xem ra lại quan trọng hơn một bậc
so với "ăn thế nào cho đủ".
Xử trí khi bé sặc
|
Nếu
con bạn đang ăn bỗng nhiên ho sặc, khó thở, tím tái, hãy nhanh chóng đặt bé
nằm sấp trên lòng bàn tay hoặc trên đùi rồi vỗ mạnh khoảng 5 cái vào vùng
lưng giữa hai xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ. Nếu trẻ còn khó thở, dùng
2 ngón tay ấn ạnh vào vùng hõm ở ngực 5 lần.
Với
trẻ lớn, đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt
lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột
ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên 5 lần liên tiếp.
Nếu
trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
nếu ngưng tim.
Khi
trẻ đã thở được, cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay để bác sĩ khám và xử trí
những bước tiếp theo.
|
|
Theo BS. Nguyễn Thị
Phước Vân
Bí mật dinh dưỡng của hạt
đậu
(Nguồn từ Báo Giác Ngộ ngày
18/03/2009)
Các loại
hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy
thử xem các loại đậu được dùng phổ biến nhất ẩn chứa những bí mật dinh dưỡng gì
?
Các loại đậu đỗ chứa rất
nhiều chất dinh dưỡng
và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh
1. Đậu đen
Có mùi vị thường được
so sánh với các loại nấm. Đậu đen vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bồi bổ thận,
gan, bổ máu. Với hàm lượng chất xơ cao, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng
đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.
Đậu đen còn có thể gia
tăng năng lượng cho bạn bằng cách cung cấp nguồn chất sắt dồi dào. Nhờ vậy mà
chúng rất được các bà nội trợ yêu thích.
2. Đậu xanh
Theo Đông y, loại đậu
này có vị ngọt mát, hơi tanh. Đây là loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát,
chữa phù thũng, lở do nhiệt, giải cảm nóng, giải độc cơ thể, bổ khí huyết...
Đây là loại đậu cung
cấp nhiều vitamin C, vitamin K và ma-giê khá dồi dào. Người thường xuyên ăn
những chất giàu vitamin C, folate và Beta-carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung
thư ruột kết. Nhờ chứa một lượng đáng kể riboflavin, đậu xanh còn là loại thực
phẩm bổ trợ việc điều trị chứng đau nửa đầu.
3. Đậu phộng
Xuất hiện rất nhiều
trong các món ăn của người Việt. Đây là loại hạt được chế biến thành nhiều món
ăn chơi nhất: luộc, rang, nấu chè...
Nghiên cứu cho thấy, những người thường
xuyên ăn đậu phộng ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Đậu phộng có
nguồn proteon dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là
loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng
cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.
4. Đậu Hà Lan
Theo Đông y, đậu Hà
lan có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu ung độc. Loại đậu này
thường được dùng để trị các chứng ăn uống khó tiêu, tiểu đường...
Đậu Hà lan là nguồn
dồi dào vitamin, giúp xương chắc khỏe. Chúng còn chứa rất nhiều a-xít folic và
vitamin B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là loại thực phẩm cần
phải có trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là
nguồn sắt và vitamin nhóm B dẽ hấp thụ cho cả gia đình bạn.
5. Đậu nành
Đậu nành chứa tới 40%
protein. Chúng xuất hiện trong món ăn của rất nhiều nước ở châu Á.
Nó có đủ lượng protein
hoàn hảo, chất béo carbohydrate, các khoáng chất và vitamin.
Đậu nành chứa cả chất xơ hòa tan và không
hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol, điều chỉnh lượng đường
trong máu. Chất xơ không hòa tan chống ung thư ruột kết và giúp làm giảm đáng
kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Theo Xã Luận
PHÒNG GD
MẦM NON GIỚI THIỆU BÀI VIẾT:
Nhiều trẻ lên cơn suyễn khi đến trường
(
Nguồn từ Báo Tuổi trẻ online ngày Sáu,
08/10/2010)
TT - Chỉ
trong tháng 9-2010, khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM tiếp nhận 100 trẻ
em trên 5 tuổi bị lên cơn suyễn nặng phải nhập viện, trong khi những tháng
trước đó rất ít khi tiếp nhận bệnh nhân suyễn ở độ tuổi này.
Lý
giải hiện tượng này, bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi
Đồng 1, cho rằng thời gian này trẻ trên 5 tuổi thường đã nhập học nên có nhiều
yếu tố tác động để lên cơn suyễn.
Tập thể dục ráng sức
Em
P.T.T.M. (15 tuổi, ngụ ở Vĩnh Long) bị lên cơn suyễn ở trường do tập thể dục
quá sức. Nhà trường tức tốc báo cho gia đình và em được chuyển đến bệnh viện
gần nhà để cắt cơn nhưng do bệnh chuyển nặng, các bác sĩ bảo có biến chứng nên
em được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Em M. nhập viện trong tình trạng thở
khò khè, có biến chứng suy hô hấp, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da. Ba
của M. cho biết lúc M. 4 tuổi đã bị lên cơn suyễn đầu tiên. Hơn một năm trước,
em từng lên cơn suyễn trong lần tập thể dục quá sức ở trường.
Theo
bác sĩ Trần Anh Tuấn, vào năm học mới có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra
cơn suyễn ở trẻ. Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi môi trường sinh hoạt. Ở nhà,
cha mẹ thường có điều kiện chăm sóc trẻ kỹ hơn, còn khi đi học bán trú cả ngày
thì việc chăm sóc không được như vậy. Nguyên nhân gây cơn suyễn còn có thể gặp
trên đường trẻ đi học, như trẻ có thể hít phải khói bụi, hơi xăng dầu (đặc biệt
trong lúc bị kẹt xe).
Ngoài
ra, trẻ còn tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc...
Những tác nhân này thường gặp trong trường học không được vệ sinh máy lạnh hoặc
chăn, gối, đệm định kỳ. Vài hoạt động ngoại khóa như tiếp xúc với cỏ, phấn hoa
cũng có thể gây bệnh suyễn ở trẻ.
Một
nguyên nhân nữa ít người biết đến chính là áp lực bài vở, gây stress ở trẻ cũng
làm trẻ lên cơn suyễn. Đặc biệt, thời gian này bệnh hô hấp đang phát triển nên
trẻ dễ bị lây bệnh từ những bạn cùng trường.
Không nên giấu nhà trường
Bác
sĩ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh mỗi lần lên cơn suyễn là bệnh nhân phải đối diện với
nguy cơ tử vong. Do vậy, nếu không biết cách phòng ngừa, cắt cơn sẽ rất nguy
hiểm cho trẻ. Trong quá trình khám bệnh, một số phụ huynh thừa nhận với bác sĩ
là đã giấu bệnh của con họ với nhà trường, vì lo lắng khi nhà trường biết sợ
không nhận con họ vào học bán trú!
Còn
trường hợp khác thì phụ huynh đến bệnh viện xin giấy chứng nhận trẻ mắc bệnh
suyễn và nhờ bác sĩ ghi trẻ không đủ sức khỏe tập thể dục. Gặp những trường hợp
này, các bác sĩ đều tư vấn cho các bậc phụ huynh hiểu chỉ cần uống thuốc phòng
ngừa đầy đủ, trẻ mắc bệnh suyễn vẫn có thể tập thể dục. Tập thể dục hợp lý còn
góp phần kiểm soát cơn suyễn tốt. Chưa kể không cho trẻ tập thể dục sẽ gây ảnh
hưởng tới tâm lý, làm trẻ thấy mình khác biệt với bạn bè và mặc cảm, tự ti vì
mình là người mắc bệnh.
Để
phòng ngừa những cơn suyễn ở trường, theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, gia đình học
sinh mắc bệnh này cần có sự hợp tác với nhà trường bằng cách thông báo cho thầy
cô giáo tình trạng bệnh của con mình. Trước khi nhập học, các bậc cha mẹ nên
đưa trẻ đến khám tại các phòng khám suyễn để biết tình trạng bệnh và được quản
lý phác đồ điều trị. Với những bệnh nhi mắc bệnh suyễn, khi đi học luôn phải
mang theo thuốc cắt cơn.
THÙY DƯƠNG
Gia đình phải thông báo về bệnh của trẻ
Bác
sĩ Trần Quỳnh Hương, trưởng khoa dịch vụ hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM,
nhấn mạnh bệnh suyễn có thể lên cơn bất cứ lúc nào, do vậy các bậc cha mẹ cần
thông báo cho bất cứ ai liên quan đến trẻ biết bệnh của trẻ.
Trong
bệnh suyễn có hai loại thuốc, một loại thuốc điều trị phòng ngừa phải uống
lâu dài và một loại thuốc cắt cơn chỉ lên cơn suyễn mới xịt. Ngay đối với cô
giáo, gia đình cũng phải hướng dẫn cô giáo biết cách xịt loại thuốc điều trị
cắt cơn suyễn. Với trẻ lớn, bản thân trẻ cũng phải được hướng dẫn cách xịt
thuốc để cắt cơn và cô giáo kiểm soát xem trẻ có xịt đúng hay không. Bệnh
viện Nhi Đồng 2 từng gặp trường hợp trẻ mang thuốc cắt cơn đi học nhưng lại
sử dụng thuốc xịt như đồ chơi. Các bạn trong lớp thấy lạ, muốn xem và học
sinh này đã xịt thử cho nhiều bạn trong lớp
|
Tỷ lệ suy dinh
dưỡng, béo phì ở Việt Nam
vẫn còn cao
(Nguồn từ báo Phụ Nữ tp HCM online ngày
13/11/2010 )
Phó giáo sư, tiến sĩ
Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, Việt Nam đang đối
mặt với gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đó là tình trạng suy dinh dưỡng và
thừa cân béo phì vẫn đang ở mức cao.
Tại Hội
nghị dinh dưỡng Việt Nam, tổ
chức ngày 12/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Lê Thị Hợp cũng cho biết
tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam đã giảm đáng kể xuống dưới 20%.
Tuy nhiên, suy dinh dưỡng thấp còi hiện vẫn rất cao, trên 30%.
Cả nước có
khoảng 2,5 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi, tập trung nhiều ở trẻ em
vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
Suy dinh
dưỡng thấp còi rất khó cải thiện so với suy dinh dưỡng nhẹ cân. Kết quả nghiên
cứu tại một số tỉnh, thành thì chiều cao trung bình của người trưởng thành ở
Việt Nam
chỉ tăng khoảng 1-1,5 cm/một thập kỷ. Do tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao
nên chiều cao của thanh niên Việt Nam
khá hạn chế so với chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore.
Hiện,
chiều cao trung bình của người trưởng thành ở Việt Nam là 163,7cm đối với nam, thấp
hơn 13,1cm so với chuẩn quốc tế và ở nữ là 153cm, thấp hơn 10,7cm so với chuẩn
quốc tế.
Bên cạnh
vấn đề suy dinh dưỡng, tình trạng thừa cân béo phì cũng đang là vấn đề đáng lo
ngại, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Theo bác
sĩ Lê Thị Kim Quý, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
thừa cân và béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố khoảng 8,8%, tăng 400%
trong vòng 10 năm nay và ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tỷ lệ này khoảng
30,1%, tăng 300% trong vòng 10 năm; tỷ lệ thừa cân béo phì gia tăng sẽ kéo theo
sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh
tim mạch.
Chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 sẽ triển khai các giải pháp can
thiệp đặc thù cho các vùng miền và các nhóm đối tượng cụ thể, trong đó chú
trọng đến vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em để góp phần nâng cao tầm vóc
của người Việt Nam; đồng thời kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì để hạn chế
sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Mục tiêu
đến năm 2020 sẽ cải thiện được bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng, miền đủ
về số lượng và cân đối về chất lượng./
(Mai Phương, TTXVN/Vietnam+)
GIỚI THIỆU BÀI
VIẾT:
Học sinh trường mầm non:
Tập
thích nghi, giảm tai nạn
(Trích từ nguồn Báo Tuổi trẻ - Thứ Bảy,
06/11/2010)
TT - “Thực
tế cho thấy tai nạn trong trường mầm non thường xảy ra vào thời điểm nhận trẻ
đầu năm học và với những trẻ mới đi học”.
ThS Nguyễn Thị Kim Thanh - trưởng phòng giáo
dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM - đã khẳng định như thế tại hội thảo “Các giải pháp
giúp trẻ thích nghi trường mầm non” do Sở GD-ĐT TP tổ chức sáng 5-11 với sự
tham dự của hơn 100 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và bác sĩ tâm lý.
* Dễ bị tai nạn
“Từ ngày đọc báo về vụ học sinh 4 tuổi bị cô
giáo nhốt trong thang máy đến nay, chúng tôi rất lo lắng” - bà Trần Thị Kim
Thoa, hiệu trưởng Trường Mầm non 11, Q.Tân Bình, phát biểu.
Bà nói: “Ở trường mầm non, tai nạn rất dễ xảy
ra. Tôi đã nhiều lần chạy bỏ cả dép để kịp giữ cháu lại khi cháu trèo lên lan
can gọi bạn ở tầng dưới. Những tai nạn xảy ra gần đây hầu hết đều rơi vào các
nhóm trẻ tư thục khiến tôi nghĩ cần phải đào tạo bài bản hơn hoặc tập huấn, bồi
dưỡng nhiều hơn cho cán bộ quản lý cũng như giáo viên, bảo mẫu tại các nhóm lớp
tư thục về kỹ năng chăm sóc - giáo dục trẻ”.
Giới thiệu kỹ năng chăm sóc trẻ
Những kỹ năng
chăm sóc trẻ của cha mẹ sẽ được giới thiệu tại hội thảo khoa học “Chăm sóc
trẻ từ 0-5 tuổi” do Công ty TNHH Bạn Của Bé tổ chức tại hội trường dinh Thống
Nhất, TP.HCM ngày 6-11.
Bốn chuyên đề
được các bác sĩ, chuyên gia đến từ Hoa Kỳ trình bày tại hội thảo bao gồm:
cách chăm sóc trẻ hiệu quả, chăm sóc trẻ tự kỷ, cách chăm sóc trẻ khuyết tật
và bệnh nan y, trẻ em và quá trình phát triển ngôn ngữ.
H.B.
|
Tại hội thảo, đa số ý kiến đều cho rằng cường
độ lao động, trách nhiệm của giáo viên mầm non hiện nay quá cao, sự rủi ro cũng
quá lớn bởi học sinh mầm non rất dễ bị tai nạn và người lãnh hậu quả không ai
khác là cô giáo. “
Tám năm làm hiệu trưởng, tôi thường xuyên phải
năn nỉ phụ huynh bởi cứ thỉnh thoảng lại có cháu bị trầy xước. Bây giờ làm việc
ở phòng GD-ĐT, tôi cũng rất sợ những cuộc điện thoại hớt hải gọi từ trường mầm
non” - những lời tâm sự rất thật của bà Đỗ Thị Giang, phó trưởng Phòng GD-ĐT
Q.Bình Tân, khiến cả hội trường vỗ tay tán thưởng.
Theo bà Giang, ngoài những tai nạn do cô giáo thiếu hiểu biết gây ra,
có cô giáo mười năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chỉ vì một phút mệt mỏi
không kiềm chế đã đánh cháu. Nói các cô không yêu nghề, không yêu trẻ là không
đúng nhưng trong hoàn cảnh quá áp lực, cô giáo rất dễ bột phát những hành vi
không tốt đối với trẻ.
*
Hãy giúp đỡ giáo viên
Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cùng thống
nhất: khi trẻ dễ dàng thích nghi với trường mầm non sẽ là giải pháp quan trọng
giúp giảm stress cho giáo viên cũng như giảm tai nạn xảy ra đối với học sinh.
Bà Vũ Thị Xuân Liên - hiệu trưởng Trường mầm
non Vàng Anh, Q.5 - chia sẻ: “Trường chúng tôi tổ chức họp phụ huynh có trẻ mới
đi học, đồng thời đề nghị họ hợp tác thực hiện những việc sau: tập cho trẻ sinh
hoạt ở nhà giống với lịch sinh hoạt của lớp; cho trẻ đến chơi trong trường, làm
quen với cô giáo trước khi đi học chính thức; trò chuyện với trẻ về không khí
vui mừng chuẩn bị đi học. Đặc biệt phải làm công tác tư tưởng cho phụ
huynh...”.
Trong khi đó, ban giám hiệu Trường Mầm non 19-5
TP thường phân công những giáo viên nhiều kinh nghiệm dạy lớp nhà trẻ. Hằng năm
giáo viên đều được bồi dưỡng về các biện pháp làm việc với phụ huynh, học sinh
trong những ngày trẻ mới đi học.
“Ngoài ra, ban giám hiệu trường phải sâu sát
với tình hình cháu mới và hỗ trợ giáo viên kịp thời khi họ gặp khó khăn” - bà
Trần Thu Hằng, phó hiệu trưởng Trường Mầm non 19-5 TP, góp ý kiến.
Bác sĩ Nguyễn Lệ Bình - Bộ môn Sức khỏe tâm
thần và tâm lý Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho rằng những ai đã đến
trường mầm non không thể nói giáo viên lười hay giáo viên không yêu trẻ. Tuy
nhiên, trong điều kiện làm việc đến mức gần như kiệt sức, rất khó yêu cầu các
cô luôn phải dịu dàng, phải kiềm chế.
Bác sĩ Bình đề xuất: “Các cấp quản lý cần giám
sát thường xuyên hoạt động của các lớp xem giáo viên nào có sự bất ổn, lớp nào
có quá đông cháu khó thích nghi và cần trang bị cho giáo viên kỹ năng đối phó
với trẻ khóc, phương pháp tiếp cận trẻ, kỹ năng giáo dục trẻ...”.
HOÀNG
HƯƠNG
ThS NGUYỄN THỊ KIM THANH
(Trưởng phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ĐT
TP.HCM):
*
Chưa đáp ứng kịp nhu cầu
Cũng giống như vấn đề của nhiều đô thị lớn
trên thế giới, sự phát triển dân số cơ học khiến những đầu tư về giáo dục ở
TP.HCM dù rất lớn vẫn không theo kịp. Ở ngành học mầm non, nhu cầu phụ huynh
quá cao, đặc biệt là dân nhập cư. Năm nào cũng có hàng chục trường mầm non
được xây mới nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu. Chỉ có nửa số trẻ được học
trường công lập. Ba trường sư phạm đào tạo hết công suất mỗi năm cũng chỉ đáp
ứng được 1.000 giáo viên. Số đó chỉ vừa đủ cho các trường công lập hoặc hút
vào những trường tư thục trả lương cao. Đồng nghĩa với bộ phận các trường,
nhóm trẻ tư thục thiếu giáo viên, phải sử dụng giáo viên tay ngang, đào tạo
chắp vá, thiếu trình độ. Năng lực sư phạm hay cách xử trí tình huống phụ
thuộc đầu vào trường sư phạm, đầu vào thấp, xuất phát là tay ngang thì hiệu
quả đào tạo tất yếu sẽ hạn chế hơn.
Như trường hợp của cô giáo Trần Thị Xuân Nữ,
ở tỉnh lên TP, ban đầu làm tạp vụ rồi đi học làm bảo mẫu, học cao đẳng sư
phạm mầm non rồi liên thông lên đại học. Ngày đi làm với bao áp lực, những
giáo viên như cô Nữ phải đi học vào những thời gian lẽ ra dành để nghỉ ngơi,
tái tạo sức lao động. Ngành học mầm non rất nhạy cảm vì trẻ con không biết tự
vệ. Khi giáo viên không làm chủ được hành vi thì hậu quả sẽ đổ lên đầu con
trẻ.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên chia sẻ với
giáo viên. Có những trẻ ở nhà không chịu ăn. Phụ huynh đưa con đến trường để
cô giáo cho ăn. Vô hình trung, phụ huynh đã chấp nhận chuyện trẻ sợ cô hoặc
cô dọa trẻ để trẻ chịu ăn. Có những trẻ 3-4 tuổi không biết tự uống nước, xúc
ăn, tiểu tiện không biết gọi, ăn vào lại ói ra, khó ăn, khó ngủ... chính là
áp lực đối với giáo viên. Phụ huynh biết con mình khó vẫn giao cho cô giáo mà
không nghĩ rằng mình còn cho con ăn không nổi huống gì cô giáo.
L.TRANG ghi
|
PHÒNG GIÁO DỤC
MẦM NON KÍNH GỬI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI VIẾT:
“ Phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ:
Phụ huynh phải giám sát chặt
nơi gửi con”
(Trích từ nguồn báo
Giáo dục Thành phố - thứ hai 25/10/2010)
Thời gian gần đây, tại một số cơ sở giáo
dục mầm non đã để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy chưa có trường hợp
nào nghiêm trọng nhưng cũng gây không ít lo lắng cho phụ huynh và dư luận xã
hội. Xung quanh vấn đề này, Giáo Dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ThS.
Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM.
PV: Từ đầu tháng 10 đến nay, tại các cơ sở giáo dục mầm
non (GDMN) ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM đã để xảy ra vài vụ tai nạn cho
trẻ. Bà có nhận xét gì về vấn đề này?
ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: Trong bất kỳ nghề nghiệp nào, trong một thời
điểm nào đó cũng có những việc xảy ra ngoài ý muốn. Đối với ngành GD-ĐT, mặc dù
chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp để phòng tránh và chấn chỉnh nhưng lác đác
tai nạn vẫn xảy ra.
Thực tế cho thấy, thời điểm nhận trẻ đầu năm học (từ tháng
9 đến tháng 11) là thời điểm thường xảy ra tai nạn. Và tai nạn hay xảy ra với
những trẻ mới đi học. Năm học 2010-2011, toàn thành phố có khoảng 270 ngàn trẻ
đi học MN, trong đó có gần 80 ngàn trẻ mới. Đây là một con số rất lớn, để đảm
bảo an toàn cho các bé là vô cùng khó khăn.
Theo bà những cơ sở GDMN nào dễ xảy ra tai nạn đối với trẻ?
Có thể nói, nơi dễ xảy ra tai nạn nhất cho trẻ là nhóm trẻ
gia đình (NTGĐ) có điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn. Còn giáo
viên (GV) vừa thiếu vừa yếu, mỗi lớp có 1 GV và 1 bảo mẫu. GV không được đào
tạo chính quy mà đào tạo theo kiểu chắp vá nên không có khả năng lường trước
những hậu quả do việc làm của mình. Các cô chỉ nghĩ một cách đơn giản là dọa
cho trẻ sợ chứ không nghĩ rằng việc làm đó có thể gây chấn thương tâm lý, thân
thể của trẻ. Từ đó dẫn đến những hành động thiếu kiềm chế và gây hậu quả.
Ngoài ra, ở những trường có sĩ số cháu/lớp đông, GV bị áp
lực vì một lúc mà trong lớp có nhiều trẻ mới, nếu phương pháp làm quen trẻ mới
chưa tốt thì tai nạn cũng có thể xảy ra.
Mặt khác, trong điều kiện làm việc vất vả, lương thấp, hoàn
cảnh cá nhân không tốt, sức khỏe không tốt cũng dễ làm cho GV bị áp lực. Để
giảm stress, đôi khi GV có những hành vi bạo hành với trẻ.
Trong 80 ngàn trẻ mới đi học, có vài trẻ bị tai nạn. Vậy
theo bà những trẻ như thế nào thì dễ có nguy cơ bị tai nạn?
Một số trẻ mới đi học có nhiều vấn đề như chưa biết ăn hoặc
ăn uống khó khăn. Có những trẻ 4-5 tuổi mà còn bú bình, uống nước bằng bình,
không tự xúc ăn được, không tự đi vệ sinh được. Do khả năng tự phục vụ kém nên
trẻ khó hòa nhập với bạn bè, giờ ngủ không ngủ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt
chung của lớp, ăn thì ói… Với những trẻ như thế này, GV rất dễ nổi cáu và có
thể dẫn đến những hành vi không tốt cho trẻ.
Sự hiếu động của trẻ, không tuân thủ các nội quy trong lớp
học như bạn bè cũng dễ dẫn đến tai nạn cho trẻ.
Để đảm bảo an toàn cho con, phụ huynh cần phải làm gì thưa
bà?
Phụ huynh cần phải khó tính hơn trong việc chọn trường cho
con. Như hiện nay, có khá nhiều phụ huynh quá dễ dãi. Con cái là “cục vàng” chứ
có phải “cục sắt gỉ” đâu mà bạ đâu gửi đấy.
Phụ huynh cần hiểu rằng cơ sở nào để bảng hiệu là “trường
MN” thì đó là trường, còn chỉ ghi là MN thì đó là NTGĐ. Nếu gửi con ở NTGĐ, phụ
huynh phải giám sát chặt chẽ điều kiện sinh hoạt của con tại đây, từ chỗ ăn,
chỗ ngủ đến nhà vệ sinh, chỗ vui chơi. Các ông bố, bà mẹ nên lưu ý, những cơ sở
GDMN ngoài công lập mà thu dưới 1 triệu đồng/tháng là không đảm bảo. Ở đó, cơ
sở vật chất không an toàn, GV không có chuyên môn - chủ yếu là tay ngang, còn
người quản lý thì không có kinh nghiệm… Nếu không gửi con vào được các trường
MN công lập, tốt nhất phụ huynh nên gửi ở những trường MN tư thục có phép.
Trước khi cho con đi học, phụ huynh phải tập cho trẻ thói
quen tự phục vụ - tự xúc ăn, tự đi vệ sinh (đối với trẻ mẫu giáo)... Ngoài ra,
khi xác định gửi con tại cơ sở nào thì phụ huynh phải tập cho trẻ ăn thức ăn
của cơ sở đó. Những ngày đầu đi học, phụ huynh không thể bỏ trẻ lại trường cả
ngày vì trẻ sẽ sốc, dẫn đến quấy khóc, không ăn, không ngủ và tai nạn cũng rất
dễ xảy ra. Phụ huynh cần dành thời gian vào trường với con để trẻ từ từ làm
quen với môi trường mới. Khi nào trẻ thật sự quen thì hãy để lại cả ngày.
Cha mẹ cần phối hợp với GV trong việc chăm sóc trẻ, nếu trẻ
bệnh thì nên để ở nhà. Nhiều phụ huynh giấu bệnh của con bằng cách cho trẻ uống
thuốc hạ sốt rồi gửi vào trường để đi làm. Trẻ bệnh mà đi học thì rất dễ xảy ra
chuyện. Tóm lại, phụ huynh không nên thảy hết trách nhiệm cho nhà trường mà
phải chia sẻ 1/2 trách nhiệm này để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Còn đối với ngành GD-ĐT thì phải làm gì thưa bà?
Về phía các cơ sở GDMN, yêu cầu phải đảm bảo đủ GV theo
điều lệ trường MN. Nếu không đủ thì nhất quyết không được nhận trẻ mới. Chủ cơ
sở phải ràng buộc GV bằng các chế độ, chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế. Các cơ sở phải cung cấp cho GV những điều GV không được làm đối với trẻ,
phải lường được hậu quả của việc mình làm. Những GV có hành vi bạo lực đối với
trẻ, trước khi cho nghỉ việc phải ghi vào hồ sơ pháp lý về hành vi này. Khi
tuyển GV, không nhận người tay ngang, những GV có tiền sử về bạo hành trẻ vì dễ
xảy ra sự cố. GV mới cần phải được thử thách tay nghề và đạo đức, nếu không đảm
bảo thì bố trí công việc khác. GVMN ngoài tình thương đối với trẻ, còn phải có
tính kiên nhẫn. Khi sắp xếp công việc cho GV mới nên để làm chung với GV cũ có
tay nghề, kinh nghiệm…
Đối với các phòng GD-ĐT quận, huyện phải bổ sung nhân sự để
tăng cường việc thanh - kiểm tra các cơ sở GDMN. Ban giám hiệu các trường MN
công lập trên địa bàn cũng phải tích cực hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho những
cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn trường mình đóng.
Ở cấp sở, chúng tôi sẽ làm việc thêm với các trường sư phạm
trong việc đào tạo GVMN. Các trường cần phải tăng cường giáo dục đạo đức, quy
định pháp lý, tâm sinh lý của trẻ cho giáo sinh. Trên thực tế, các trường sư
phạm chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này.
“Ở ngành y,
nếu y - bác sĩ vi phạm y đức thì sẽ bị tước giấy phép hành nghề. Nhưng ở
ngành GD-ĐT thì chưa thấy điều đó. Thiết nghĩ những GV có tiền sự bạo hành
trẻ thì không được phép làm GV nữa. Vì GV mà đánh trẻ thì không thể coi là GV
được” - ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh bức xúc.
|
Song song, sở chấn chỉnh lại các cơ sở GDMN, nhất là NTGĐ.
Yêu cầu các cơ sở giảm sĩ số cháu, không nhận quá quy định (50 cháu/2
lớp/NTGĐ). Nơi nào muốn nhận thêm trẻ thì phải đầu tư cơ sở vật chất, GV và làm
thủ tục xin nâng cấp lên trường. Sở sẽ làm nghiêm vấn đề này. Trong thời gian
tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa ra mức học phí và tiền ăn tối thiểu tại các cơ
sở GDMN ngoài công lập, để làm sao đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho cháu cũng
như lương của GV. Vì nếu thu thấp quá là không an toàn…
Đối với chính quyền, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường
tại các phường, xã chưa có trường MN công lập. Phải đảm bảo ít nhất mỗi phường,
xã có 1 trường MN công lập để người dân nghèo có nơi gửi con. Mặt khác, Nhà
nước cũng cần có chế độ hỗ trợ đối với các NTGĐ ở những khu dân cư nghèo…
Nếu có sự phối hợp tốt giữa ba bên là phụ huynh, nhà trường
và chính quyền thì sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trong
buổi họp giao ban với các trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện ngày 13-10, TS.
Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo: “Để đảm bảo an toàn cho
trẻ MN, phòng GDMN - Sở GD-ĐT và các phòng GD-ĐT quận, huyện phải thường
xuyên xuống cơ sở kiểm tra. Kiểm tra từ cơ sở vật chất đến nhân sự. Làm kỹ
chừng nào thì trẻ được an toàn chừng đó…”.
|
KIM ANH (Thực hiện)
Sữa
chua giúp giảm sâu răng
Trích từ nguồn
báo Giác Ngộ ngày 04/06/2010
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Nhật Bản, ăn sữa chua thường xuyên sẽ
giúp giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ.
Ăn
sữa chua ít nhất 4 lần/ngày sẽ giúp trẻ 3 tuổi giảm sự phát triển của răng sâu
tới 22% so với những trẻ ăn ít hơn 1 lần/tuần.
Các
nhà nghiên cứu Nhật Bản đã theo dõi hơn 2.000 trẻ 3 tuổi và phỏng vấn cha mẹ về
thói quen ăn uống của trẻ. Kết quả cho thấy trong khi bơ, phô mai và sữa gần
như không giúp ích gì được thì việc ăn nhiều sữa chua lại có tác dụng tích cực
đối với răng trẻ nhỏ.
Hiện
chưa rõ tại sao sữa chua lại giúp giảm sâu răng nhưng một giả thuyết là nó có
chứa các protein mà có thể “trát kín” bề mặt răng, khiến axit không thể bào mòn
can-xi và phốt-pho ở men răng.
Phát
hiện được đăng tải trên tạp chí Nha khoa do các chuyên gia ĐH Fukuoka
và ĐH Tokyo
thực hiện
Nhân Hà (theo DT/Dailymail
PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIỚI THIỆU BÀI VIẾT:
Phổ cập giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí
Minh
Phải dành trường công cho trẻ 5 tuổi
(Từ nguồn báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh)
Thứ Hai, 21 Tháng sáu
2010,
Chính phủ đã ban hành
Quyết định phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi
giai đoạn 2010-2015. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 có 95% số trẻ em trong độ
tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày. Nhưng với thực tế hiện nay tại TP.HCM thì
xem ra chỉ tiêu này rất khó thực hiện...
Số liệu từ Phòng GDMN Sở
GD-ĐT TP.HCM cho thấy, hiện có 695 trường MN cả công lập (CL), tư thục và dân
lập. Bên cạnh đó, thành phố còn có 840 nhóm trẻ gia đình có phép. Các cơ sở
GDMN này đã huy động 95-97% trẻ 5 tuổi ra lớp, cao nhất nước.
Khó đảm bảo 95% trẻ học 2 buổi/ ngày
Năm
học 2009-2010, toàn thành phố có 76.439 trẻ 5 tuổi học tại các trường MN CL và
ngoài công lập (NCL), chiếm trên 96%. Trong đó có rất nhiều quận, huyện tỷ lệ
trẻ 5 tuổi đi học MN lên tới 100%.
Sở
dĩ có được kết quả này là do từ nhiều năm nay TP.HCM đã tích cực huy động trẻ 5
tuổi ra lớp nhằm chuẩn bị tốt về tâm lý, trí tuệ cho trẻ khi vào lớp 1. Như
Trưởng phòng GDMN Sở GD-ĐT TP.HCM, ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh khẳng định thì:
“Việc phổ cập trẻ 5 tuổi ở TP.HCM không có gì là khó”. Điều đó cũng có nghĩa
TP.HCM sẽ đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được đến lớp như mục tiêu của Đề án phổ
cập GDMN.
Song,
cũng theo đề án thì 95% trẻ 5 tuổi phải được học 2 buổi/ ngày. Điều này quả là
rất khó thực hiện. Bởi hiện tại TP.HCM tỷ lệ này ở các quận trung tâm là 90%,
trong khi vùng ven và ngoại thành chỉ có 30-60%. Chẳng hạn như huyện Bình
Chánh, mặc dù tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99% (4.973 trẻ) nhưng chỉ có
51% học 2 buổi/ ngày. Ông Nguyễn Minh Châu - Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết:
“Căn cứ vào điều kiện kinh tế, đa phần người dân là lao động nghèo nên việc đảm
bảo 95% trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ ngày là rất khó”.
Tương
tự, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ ngày ở huyện Củ Chi cũng rất thấp, dù rằng số
trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%. Một cán bộ phụ trách GDMN Phòng GD-ĐT huyện
tâm tư: “Do địa bàn rộng nên huyện Củ Chi có tới 80 điểm lẻ. Thậm chí có những
trường MN có tới 10 điểm lẻ và mỗi điểm cách nhau từ 10-15 km. Ở các điểm lẻ,
điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo để trẻ học 2 buổi/ ngày. Mặt khác điều
kiện kinh tế của người dân, nhất là vùng sâu vùng xa rất khó khăn. Với mức học
phí 1 buổi như hiện nay là 20 ngàn đồng/ tháng/ cháu mà chỉ có 40-50% trẻ đóng,
cá biệt có trường chỉ có 30%...”.
So
với các quận, huyện trong thành phố, huyện Cần Giờ gặp nhiều khó khăn hơn cả
trong việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp. Năm học vừa qua, dù rất cố gắng nhưng
Cần Giờ chỉ huy động được 79% trẻ 5 tuổi ra lớp, trong đó chỉ có 34% học 2
buổi/ ngày.
Nguyên
nhân chính là do điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn. “Mỗi tháng đóng
4-5 trăm ngàn tiền ăn trưa cho trẻ là rất khó cho phụ huynh nghèo”, Phó giám
đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt khẳng định.
Theo
đó thành phố cần phải hỗ trợ tiền ăn trưa, miễn phí tiền buổi thứ 2 cho trẻ 5
tuổi thuộc hộ khó khăn ở các huyện ngoại thành để đảm bảo mục tiêu của Đề án
phổ cập GDMN.
Vẫn còn trên 30% trẻ 5 tuổi học trường
NCL
Theo
đề án, 100% trẻ tại các cơ sở GDMN được học chương trình GDMN mới. Tại TP.HCM,
chương trình GDMN mới mới được triển khai ở hệ thống trường MN CL, CL tự chủ
tài chính và một số ít trường dân lập, tư thục. Trong khi đó, số trẻ 5 tuổi học
tại các trường CL và CL tự chủ tài chính là 51.498 trẻ, chiếm 67,37%. Còn lại
32,63% trẻ học tại các trường tư thục, dân lập và nhóm trẻ gia đình. Đặc biệt,
có nhiều nơi số trẻ học MN NCL còn cao hơn cả CL. Chẳng hạn như Q. Tân Phú, với
3.458 trẻ 5 tuổi ra lớp thì có 2.078 trẻ học NCL chiếm trên 60%. Tỷ lệ này ở
Q.12 là 57,1% (với 2.768 trẻ), Q. Thủ Đức là 60,3%; huyện Hóc Môn là 51%...
Ông
Phan Văn Kèo - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn lo lắng: “Giáo viên tại các cơ
sở GDMN NCL, nhất là tại các nhóm trẻ gia đình phần lớn là chưa đạt chuẩn”. Và
đây cũng là lo lắng của những địa bàn có đông cơ sở GDMN NCL.
Với
đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn, tệ hơn có nhiều nhóm trẻ gia đình bảo mẫu còn
nhiều hơn giáo viên thì làm sao đảm bảo chất lượng GD đối với trẻ 5 tuổi. Làm
sao đảm bảo 100% trẻ được học chương trình GDMN mới nhằm chuẩn bị tốt về thể
chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và tâm lý khi vào lớp 1.
“Năm
học tới, nếu giáo viên không đạt chuẩn thì các cơ sở GDMN NCL không được nhận
trẻ 5 tuổi”, ông Kèo cương quyết. Đây được xem là biện pháp tối ưu để đảm bảo
100% trẻ 5 tuổi được học chương trình GDMN mới. Tuy nhiên, trong khi trường MN
CL không “nở ra” thì chỉ còn cách: “Các trường MN CL giảm nhận trẻ 2-3 tuổi, 18
tháng để ưu tiên cho trẻ 5 tuổi”, ông Kèo nói.
Trong
kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2010-2011, các quận, huyện đều ưu tiên dành
chỗ cho trẻ 5 tuổi. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu về dài thành
phố cần phải xây thêm nhiều trường MN CL. Phải làm sao đảm bảo mỗi xã, phường
có ít nhất 1 trường công. Bên cạnh đó, hỗ trợ các cơ sở GDMN NCL đào tạo nâng
chuẩn giáo viên…
Bài, ảnh: Kim Anh
Phòng GD Mầm non
– Sở Giáo dục và Đào tạo
Kính gửi các đơn
vị Mầm non
Trích từ nguồn Vnexpress/GL/Đoisong/2010 - Thứ
năm, 8/7/2010, 15:19 GMT+7
Dạy
trẻ học viết trước khi vào lớp một là sai lầm
Không nên cho trẻ học viết, làm toán trước khi vào
lớp một, bởi việc này có nguy cơ làm thui chột hứng thú học đường, PGS Nguyễn
Công Khanh và TS Đinh Thị Kim Thoa nhấn mạnh trong buổi tư vấn sáng nay. Các
chuyên gia cũng gợi ý cách chọn trường tốt cho trẻ.
*
Cháu nhà tôi năm nay vào học lớp 1, đã được học chữ ở trường mẫu giáo. Nhưng
cháu không hứng thú đối với việc học chữ, thường phải nhắc nhở mới làm bài tập,
thường lảng tránh mỗi khi nhắc đến việc học. Xin tòa soạn cho tôi lời khuyên?
(Nguyen Nhan Tang, 33 tuổi, Đà Nẵng)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với trẻ em, khi bước vào lớp một, việc học chữ đối với trẻ thực sự chưa gây
được hứng thú, việc phải làm những bài tập viết chữ ở nhà là một gánh nặng đối
với trẻ, do vậy trẻ thường tìm cách lảng tránh. Do vậy điều quan trọng là cha
mẹ, người lớn phải tìm cách động viên trẻ và không yêu cầu làm quá nhiều bài
tập, xen kẽ là những trò chơi trẻ ưa thích, những hình thức vận động, sau một
thời gian trẻ sẽ quen dần với nề nếp và sẽ hình thành tính tự giác.
Các phụ huynh không nên quá lo lắng về những trường
hợp trẻ chưa hứng thú học tập khi bắt đầu vào học. Điều quan trọng là không làm
trẻ chán học, sợ học bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về sự thú vị khi
đến lớp, đến trường.
*
Một chương trình giáo dục được giới thiệu gần đây cho trẻ em từ 3-8 tuổi giảng
dạy tại Hà Nội và TP HCM là Fastrackids với mục tiêu bổ sung kiến thức và các
kỹ năng cho các bé. Các chuyên gia có thể cho ý kiến về chương trình và sự cần
thiết tham gia đối với các bé chuẩn bị vào lớp 1. (Lam, Hà Đông, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Hiện nay ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có nhiều các chương trình giáo dục bổ
trợ nhằm tăng cường kiến thức xã hội ngoài nhà trường và đặc biệt giúp phát
triển kỹ năng sống. Việc cho bé tham gia vào những chương trình như thế này
thực sự là cần thiết nhất là đối với các bé chuẩn bị vào lớp một, nếu như sự
tham gia đó tạo được nhiều hứng thú và cơ hội trải nghiệm cho bé.
Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, người lớn muốn
biết các lớp học/khoá học bổ sung có phù hợp với khả năng của bé, có lợi như
thế nào cho sự phát triển của mỗi bé, hãy để ý quan sát xem bé hứng thú như thế
nào đối với các lớp học này. Bé kể, nói gì về các hoạt động diễn ra trong lớp
học, bé có tích cực khám phá, bé có được trải nghiệm những tương tác tích cực
với các bạn, bé có cảm nhận được những thành công…?
Nói khái quát hơn, các hoạt động học của bé có phù
với sự chín muồi về mặt sinh học, đáp ứng như thế nào các nhu cầu và nhiệm vụ
phát triển của bé. Lớp học thực sự phù hợp nếu bé thể hiện sự vui vẻ, mong muốn
đến lớp, hay kể, hay nói về các hoạt động trong lớp, không cảm thấy lo sợ mỗi
khi bước vào lớp học.
*
Con trai tôi sắp vào lớp 1, bản chất thông minh, nhanh nhẹn. Khoảng một tháng
nay, tôi có cho cháu học thêm tại nhà cô giáo lớp 1. Cô phản ánh cháu viết rất
chậm và tư duy cũng rất chậm do không tập trung. Chúng tôi cũng nhận thấy cháu
hay mất tập trung khi học và khi làm những việc cháu không thích. Nhưng khi học
có sự kèm cặp của bố mẹ thì cháu học rất nhanh. Mong tiến sĩ hướng dẫn. (Đỗ
Kiêm Hoàng, 33 tuổi, Bưu điện Bắc Kạn)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Có lẽ anh xem lại việc học thêm của cháu tại nhà cô giáo. Có thể cô giáo yêu
cầu cao hơn so với mức độ phát triển hiện tại của cháu. Áp lực của nhiệm vụ và
phương pháp ít hứng thú sẽ làm cho cháu không tập trung và không muốn thực hiện
nhiệm vụ, cũng như không muốn tiếp nhận những lời người lời hay cô giáo đang
dạy. Trước biểu hiện như vậy, thường người lớn sẽ hay có những nhận xét về khả
năng tập trung hay là năng lực tư duy của con trẻ.
Để có được những nhận xét chính xác về sự phát triển
của con trẻ cần phải thông qua rất nhiều bài trắc nghiệm chuyên môn cũng như
thông qua quan sát hoạt động đa dạng của cháu. Như vậy theo những gì anh nói
thì cháu chưa hẳn là như lời cô giáo nhận xét. Anh thử thay đổi phương pháp và
thậm chí thay đổi người dạy với phương pháp khác để kiểm nghiệm lại khả năng
của cháu.
* Bé
thông minh, hiếu động trong các lãnh vực giải trí như chơi game, đồ chơi logo,
giao tiếp sinh hoạt, học thể thao. Nhưng khi phải tập trung học văn hóa, thì bé
luôn tìm cách né tránh, và hay quên bài học. Mặc dù gia đình rất ít khi cho bé
chơi, mà để nhiều thời gian cho bé học văn hóa. Làm thế nào để bé tập trung vào
việc học? (Tuyết Hạnh, 30 tuổi, Quận 3, TP HCM)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Dạy học là cả một nghệ thuật. Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho con trẻ luôn
là câu hỏi lớn đối với các nhà giáo dục. Nhiệm vụ học tập không giống như nhiệm
vụ vui chơi, nó đòi hỏi sự nỗ lực, ý chí của con trẻ. Chính vì vậy, trẻ rất cần
sự động viên khích lệ thường xuyên để củng cố các hành vi tích cực. Đặc biệt
đối với trẻ mẫu giáo và tiểu học, dùng phương pháp chơi trong buổi học hay nói
cách khác chơi mà học là rất quan trọng. Anh, chị hãy cố gắng biến các nhiệm vụ
học tập là những nhiệm vụ mang tính thử thách và có tính tranh tài để cháu cảm
thấy hứng thú hơn. Khi cháu thực sự tìm thấy cái hay từ trong kiến thức cần
phải học, thì lúc đó chúng ta không còn gặp khó khăn nữa. Vậy mấu chốt là hãy
biến những kiến thức cần học thành nhu cầu thực sự của bé.
*
Xin cho tôi hỏi hiện nay con tôi đang đi học mỗi tuần sáu ngày, để chuẩn bị vào
lớp một. Học như vậy có tốt cho bé không ? (Thành Đạt, Vũng Tàu)
- PGS.TS. Nguyễn Công Khanh:
Nhiều bậc phụ huynh luôn tin rằng: “bây giờ, phụ huynh nào cũng cho con đi học
trước khi vào lớp 1, nếu con mình không đi học trước, sợ khi vào học lớp 1 con
mình sẽ bị tụt hậu so với các bạn”. Tuy nhiên niềm tin này không có cơ sở khoa
học, thậm chí sẽ là sai lầm đáng tiếc nếu việc đi học trước đó, chỉ là ý muốn
của cha mẹ, mà không xuất phát từ nhu cầu của chính đứa trẻ. Theo các nghiên
cứu của các chuyên gia tâm lý học đường, những trẻ em học trước chương trình
lớp 1, luôn có nguy cơ làm thiệt hại đáng kể đến quá trình phát triển của trẻ,
làm thui chột hứng thú học đường, vì những trẻ em học trước chương trình, biết
đọc biết viết trước khi vào lớp một dễ chủ quan, không còn hứng thú với những
bài học mình đã biết rồi.
Như vậy việc phụ huynh cho con học đi học trước khi
vào lớp một là không cần thiết, việc học cả 6 ngày trong tuần dễ làm cho trẻ bị
quá tải, dễ làm mất hứng thú học đường… nhất là chương trình học này tập trung
vào việc học viết, luyện chữ… không chú ý nhiều đến việc rèn luyện phát triển
các kỹ năng trí tuệ, phát triển khả năng quan sát, tập trung chú ý, phát triến
các kỹ năng tương tác, kết bạn… thì việc học này là lợi bất cập hại.
* Có
nhất thiết phải chọn trường chuẩn (theo dư luận) để gửi con đến học không? Có
nên thuê thêm giáo viên về nhà (hoặc đưa con đến nhà giáo viên) để học thêm
không? Có nên sắp xếp một thời gian biểu học thật nghiêm cho trẻ không, hay để
trẻ tự học theo môi trường đào tạo ở lớp? (Duy Bẩy, 35 tuổi, Cục thuế tỉnh Điện
Biên)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Không nhất thiết phải chọn trường chuẩn theo dư luận để gửi con theo học. Điều
quan trọng cha mẹ cần xác định một số tiêu chuẩn chọn trường cho con, ví dụ,
trường đó có thể gần nhà, điều này rất quan trọng vì trẻ không phải đi học xa,
thứ đến xem đội ngũ giáo viên ở đó ngoài kinh nghiệm dạy học có kinh nghiệm tư
vấn học đường hay không, có hiểu tâm lý trẻ hay không. Điểm nữa, là sự hài lòng
của các phụ huynh có con học ở trường đó, sự hài lòng của những học sinh từng
học ở trường đó. Mặt khác, xem trường đó có những mô hình giáo dục mới, có
những chương trình giáo dục bổ trợ về giá trị sống, kỹ năng sống, các chương
trình hoạt động ngoại khóa phong phú hay không.
Trẻ đến lớp được giáo viên dạy trên lớp đủ để trẻ
theo học các chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Do vậy, không cần
thiết phải thuê thêm giáo viên về nhà dạy hoặc tham gia quá nhiều ở các lớp học
thêm.
Đối với trẻ, tham gia các lớp học thêm về kỹ năng xã
hội, về kỹ năng sống, về âm nhạc, hội họa, các câu lạc bộ thể dục, thể thao
luôn tốt cho sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ lớp 1, đây thực sự là bước
ngoặt tạo nền tảng cho sự phát triển, hứng thú học đường. Do vậy điều quan
trọng làm sao để trẻ hứng thú đến trường, tích cực tham gia vào các hoạt động
tương tác cùng bạn bè. Cha mẹ cần giúp con xây dựng thời khóa biểu học tập và
từng bước tạo thói quen hứng thú, tuân thủ những kế hoạch học tập đã được thảo
luận cùng bố mẹ. Trẻ dần hình thành thói quen tự giác học tập.
*
Con em 3 tuổi đang học mẫu giáo. Ở nhà cháu thích cầm bút vẽ nghệch ngoặc và
hay cầm sách, truyện lên đọc lầm bầm dù chưa biết chữ. Xin hỏi em có thể dạy
thêm cho cháu ở nhà cách cầm bút viết và dạy chữ cho cháu ở tuổi này được chưa?
Ở bậc tiểu học có nên chọn trường quốc tế cho trẻ học không? (My Linh, 33 tuổi,
Đà Lạt)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Bạn hoàn toàn có thể dạy con cách cầm bút và tập vẽ những nét chữ. Nhưng tùy
theo sức khỏe của con để bạn có thể dành bao nhiêu phút cho mỗi lần để làm
nhiệm vụ này. Hiện nay, việc học ngôn ngữ được thực hiện trên cả kênh hình và
kênh tiếng, việc cho cháu tập viết những nét chữ cũng là việc tạo thêm kênh
hình cho việc tiếp nhận ngôn ngữ.
Trường học dù là quốc tế hay trường công của nhà nước, chất
lượng không phải nằm ở tên gọi này. Chị cần tìm hiểu thực sự, chương trình, đội
ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Tuy nhiên, cũng có sự khác
biệt về cách tiếp cận trong dạy trẻ của một số trường quốc tế với trường công
của chúng ta. Sự khác biệt này là do sự khác biệt về nền văn hóa, mức độ phát
triển của kinh tế xã hội và sự đầu tư cơ sở vật chất... cho nên có sự khác biệt
về phương pháp dạy trẻ. Tùy theo điều kiện của gia đình và thực sự chất lượng
của trường học thì trẻ có thể cân nhắc để quyết định.
*
Tôi xin đươc hỏi con tôi năm nay 5 tuổi sang năm cháu sẽ bước vào lớp 1 tôi rất
băn khoăn không biết có nên cho cháu đi học chữ trước và đi học tiếng Anh không
ạ ? Tôi có nên chọn 1 trường tốt hay không ? và tôi có nên cho cháu đi học thêm
ngay từ bây giờ không ạ? (Ke Toan, Bắc Giang)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Các kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trẻ em cho thấy hầu hết trẻ tham
gia các lớp mầm non, đặc biệt là mẫu giáo đã được làm quen với các chữ cái,
thuộc bảng chữ cái, làm quen với các chữ số… đều có khả năng học thành công
chương trình lớp một. Do vậy phụ huynh không cần phải cho con đi học chữ trước.
Việc đi học tiếng Anh chỉ có hiệu quả với nhóm trẻ 6 tuổi khi bé có hứng thú
với việc học tiếng Anh, không sợ mỗi khi có giờ học tiếng Anh và phương pháp
dạy phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi: học mà chơi – chơi mà học. Việc học không
đặt nặng vấn đề viết đúng từ, nhớ nhiều mẫu câu… mà quan trọng là làm trẻ thích
thú với cách khám phá thế giới đồ vật xung quanh bằng một thứ ngôn ngữ khác,
thích thú với cách phát âm mới lạ, các trò chơi phát triển trí tuệ được thiết
kế trong các giáo trình tiếng Anh.
Điều quan trọng là cha mẹ hãy chuẩn bị tâm thế cho
trẻ sẵn sàng đi học. Và giúp trẻ biết cách cầm bút đúng, và để tâm nhiều hơn
đến việc ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách phù hợp giữa vở và mắt…trẻ được tham
gia nhiều các hoạt động đòi hỏi sự vận động tinh (sự phối hợp khéo léo của tay,
chân, mắt…), các trò chơi khám phá đòi hỏi khả năng quan sát, khả năng suy nghĩ
sáng tạo… Và quan trọng nhất là tìm mọi cách để nuôi dưỡng hứng thú học đường.
Để làm được điều này phụ huynh cần tham gia các khóa
học làm cha mẹ thành công, để hiểu rõ đặc điểm tâm lý trẻ lớp 1, nắm được các
các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng đa giác quan, sự dụng hiệu quả các
trò chơi học tập và các nguyên tắc dạy học kích hoạt não bộ, nuôi dưỡng hứng
thú học đường để phối hợp cùng giáo viên giúp trẻ thành công học đường.
*
Tôi có bé trai năm nay vào lớp 1. Tôi đã cho cháu đi học thêm trước khi vào lớp
1 nhưng mỗi khi tôi đưa cháu đi học, cháu đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi vậy
tôi có nên tiếp tục cho cháu đi học thêm? Với học lực của cháu không xuất sắc
liệu tôi có nên cho cháu vào lớp chuyên? (Băng Lan, 32 tuổi, Vĩnh Phúc)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Chương trình học ở lớp mẫu giáo lớn trẻ đã được làm quen với chữ cái, với số,
do vậy, trẻ đã được chuẩn bị để sẵn sàng vào học chữ ở lớp 1. Cha mẹ không nên
cho con học trước chương trình lớp 1, đặc biệt là học viết chữ đẹp bởi vì viết
chữ thường tạo ra sự nhàm chán gây stress cho trẻ. Khi vào lớp học, nhiệm vụ
này thường được các giáo viên chia nhỏ để trẻ quen dần, cha mẹ không nên ép trẻ
khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào các lớp học thêm. Tốt nhất, nên chuẩn bị cho
trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp với bạn, có kỹ năng đặt câu
hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi... Đây là những kỹ năng giúp trẻ
thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năng này, đặc biệt là thiếu sự tự
tin, khó hòa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bại học đường.
Việc cho trẻ vào học các lớp chọn, trường chuyên
phải dựa trên năng lực vượt trội của chính trẻ, điều này có thể quan sát qua
các hành vi thông minh hằng ngày của trẻ như trẻ hay đặt những câu hỏi dí dỏm,
trẻ hay có những câu trả lời sáng tạo, trẻ thích thú với việc đọc sách, kể
chuyện, thích tương tác với các bạn, có trí nhớ tốt, thích chơi với những trẻ
lớn tuổi hơn hay có những quyết định phù hợp trong những tình huống khó xử.
Những trẻ này nếu thích thú với các lớp học năng khiếu, cha mẹ có thể đưa con
đến trường để các bé được các chuyên gia, các nhà giáo kiểm tra phỏng vấn, nếu
cháu đủ điều kiện có thể yên tâm gửi con vào học các trường này. Tuyệt đối
không vì kỳ vọng của cha mẹ mà ép trẻ vào học trường chuyên lớp chọn khi trẻ
không đủ năng lực theo học những chương trình này, vì điều đó có thể làm trẻ sợ
học, chán nản vì mình không có những thành tích tốt như các bạn.
Nếu cần, chị có thể gửi thư hoặc liên hệ: Trung tâm
tư vấn học đường, Trường tiểu học Ngôi sao Hà Nội, số điện thoại: 0936333963,
chúng tôi sẽ có những bộ test chuẩn đánh giá năng lực của trẻ và có những lời
tư vấn sát với trình độ của bé.
* Tôi năm nay có con
bắt đầu đi học. Cháu thích học tính toán hơn học chữ viết, làm thế nào để giúp
cháu học đều hơn? (Nguyen Manh Thanh, 30 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
-
Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Mỗi
đứa trẻ thường có những thiên hướng nhất định trong sự phát triển của mình và
chúng cũng thường thích hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực mà chúng thấy mình
thành công. Cháu tính toán tốt nhưng chắc là anh chị thực hiện những bài tính
toán miệng và để kết hợp với phần chữ viết thì anh chị có thể bắt đầu những bài
tính toán nhưng tính toán bằng hình thức viết. Cháu có thể viết và làm tính với
những con số, sau đó có thể bằng những chữ viết về số. Dần dần cháu sẽ chuyển
từ tính toán sang chữ viết.
Hơn nữa, do sự khéo léo của vận động đôi bàn tay của trẻ
cũng rất khác nhau trong cùng một độ tuổi, có những cháu rất chóng mỏi tay khi
viết, có thể do sự phát triển và cũng có thể do cháu cầm bút chưa đúng kỹ
thuật. Sự mỏi mệt sẽ làm cho cháu chóng chán. Anh, chị có thể dùng cách tô màu
chữ, biết các hình ảnh chữ thành các hình ảnh sinh động để giúp cháu có cảm
hứng khi đưa từng nét bút và có sự động viên kịp thời ngay sau mỗi thành công
rất nhỏ của cháu.
* Con em bắt đầu vào lớp 1, cháu
rất lười học, không tự giác học khi không có sự giám sát của người lớn. Vậy
phải làm sao? (Ha, 34 tuổi, 143 Tôn Đức Thắng)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với hầu hết trẻ, khi kết thúc tuổi mẫu giáo trẻ vẫn quen với những trò
chơi, do vậy, khi vào lớp 1, khó khăn lớn nhất với trẻ là tuân thủ nề nếp học
tập, phải làm bài tập, phải thực hiện những yêu cầu trên lớp của cô giáo. Tuy
nhiên, những biểu hiện này sau một thời gian thường là 4-6 tuần nếu có sự giúp
đỡ, động viên của giáo viên và cha mẹ, trẻ sẽ quen dần và bắt đầu hình thành
những thói quen tự giác học tập. Điều cha mẹ cần làm lúc này là tuyệt đối không
chê bai trẻ, cố gắng khen trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành một bài tập, trẻ có những
phát hiện sáng tạo, không nên ép trẻ tập viết quá lâu vì đây là những bài tập
dễ gây nhàm chán nhất, xen kẽ cha mẹ cần cho trẻ tham gia những trò chơi vận
động, đố vui, những trò chơi phát triển trí tuệ. Điều này sẽ kích thích hứng
thú học đường.
*
Con gái tôi 6 tuổi, rất tình cảm, nhanh nhẹn, thông minh nhưng khi ra
ngoài rất nhút nhát. Bé hay sợ những điều đơn giản như côn trùng,
tiếng động mạnh, bóng tối, sợ dơ.... Bé rất hay cãi lý với cha mẹ,
nhưng lại rất nghe lời người ngoài. Tính bé không kiên trì, làm gì
cũng vụng về, ít tập trung nhưng lại hay tò mò và có trí nhớ rất
tốt. Mong TS hướng dẫn tôi cách dạy con phù hợp. (Thanh Vi, 33 tuổi, TP
HCM)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Biểu hiện tâm lý còn e dè, nhút nhát với người ngoài là một biểu hiện thường
thấy ở trẻ nhỏ, thậm chí ở một số người lớn. Vậy để cho cháu mạnh dạn hơn trong
giao tiếp thì chúng ta cần tạo môi trường giao tiếp an toàn. Trong môi trường
ấy, trẻ không phải đề phòng hay lo lắng về sự an toàn của mình, khi ấy trẻ sẽ
mạnh dạn hơn. Trong môi trường gia đình là môi trường thân thiết nhất, bé sẽ
thể hiện đúng là bé nhất. Chính vì thế nên bé sẵn sàng có thể tranh luận lại,
lý sự lại và thể hiện những quan điểm của mình. Người lớn chúng ta đừng coi đó
là những hành vi cãi của trẻ, chỉ có điều chúng ta cần uốn nắn cách mà các con
trao đổi với người lớn. Chúng tôi thấy cần khuyến khích hành vi phản biện lại
của trẻ, chỉ có cách đó thì trẻ mới hình thành khả năng tư duy độc lập và sáng
tạo.
Sự kiên trì cũng như sự tinh tế của hành vi sẽ phát triển
dần theo năm tháng, dưới sự uốn nắn và chỉ bảo của người lớn. Tuy nhiên, điều
này cũng khác nhau ở mỗi đứa trẻ, anh, chị hãy kiên trì giáo dục con.
* Bé
trai nhà em năm nay vào lớp 1. Em muốn cho bé học trường quốc tế Việt Úc nhưng
bố bé lại bảo là không tốt bằng trường công lập. Vấn đề này xin các chuyên gia
tư vấn giúp em (Vũ Thị Thanh Nga, 31 tuổi)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Thật khó để xác định trường nào tốt nhất để cho bé vào học. Cha mẹ cần phải xác
định một số tiêu chí thế nào là một trường học tốt, thích hợp nhất cho bé. Theo
các chuyên gia giáo dục, tư vấn tâm lý học đường, một trường học có nhiều học
sinh, phụ huynh thường xuyên nói về những chương trình học, đặc biệt là các
chương trình giáo dục bổ trợ như giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống, các
chương trình học ngoại khóa, điền dã, các lớp học trải nghiệm có sự hỗ trợ của
các chuyên gia tư vấn học đường sẽ là những lựa chọn tốt cho phụ huynh.
Điểm nữa, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản,
tiếp cận với các lý thuyết dạy học hiện đại như dạy học tương tác, dạy học trải
nghiệm, dạy học kiến tạo, điều này được kiểm chứng bằng sự thích thú của học
sinh trong giờ học. Giáo viên không giao nhiều bài tập về nhà, học sinh về nhà
thường hay nói với cha mẹ thể hiện sự hứng thú học tập, yêu thích cô giáo, đó
là những trường cha mẹ nên cho con vào học. Một trường học có những mô hình
giáo dục tiên tiến, có những định hướng rõ ràng về chương trình học, về mục tiêu
giáo dục, có hệ thống đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình, đánh giá đầu ra
(còn gọi là hệ thống đảm bảo chất lượng trong) sẽ là những trường có tiềm năng
phát triển tốt nhất. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về những trường này khi cho con
học, dù đó là trường công hay trường tư.
Điểm nữa, cha mẹ cũng phải lưu ý đến chuyện tài chính và
những mong muốn của mình, điều này cha mẹ có thể tư vấn qua các chuyên gia tâm
lý học đường, các nhà giáo dục.
* Có
một thực tế là các chuyên gia về giáo dục thường khuyên không cho trẻ học sớm
nhưng khi đi học với khối lượng kiến thức như vậy trẻ không theo ngay được. Vậy
thật sự chúng tôi có nên cho con học trước hay không? (Nguyen Dung, 31 tuổi,
Kim Lien)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Học có thể bằng nhiều con đường, với những phương pháp và hình thức khác nhau.
Các nhà giáo dục khi khuyên không nên cho trẻ học quá sớm có nghĩa là chúng ta
không nên cho trẻ học những gì là quá sức và quá cao đối với năng lực thực tại
của trẻ. Còn con người không lúc nào ngừng học tập. Chính vì vậy gia đình hãy
hỗ trợ bằng những tri thức của cuộc sống gần gũi với trẻ để trên nền tảng tri
thức ấy, các thầy cô trong nhà trường sẽ dễ hơn trong việc khái quát hóa thành
những kiến thức khoa học. Với quan niệm này thì chúng ta sẽ không có khái niệm
học trước hay học sau, dạy trước hay dạy sớm. Cho nên khi chưa biết chị đang
dạy cho con cái gì thì cũng không thể nói được chị đã dạy con sớm hay như thế
nào. Chị cũng có thể lấy sách của con, tìm hiểu nội dung chương trình xem những
kiến thức nào từ cuộc sống cần hỗ trợ cho con có liên quan đến bài học và bằng
phương pháp đơn giản, nhẹ nhàng, chị hãy dạy con về những điều đó. Chị không
cần phải lấy chính bài học một cách trực tiếp từ trong chương trình để dạy con,
bởi đến lớp nếu phải học lại con sẽ mất động lực.
*
Con tôi chuẩn bị vào lớp 1 trường tiểu học Đặng Trần Côn B. Nhà trường thông
báo tuyển sinh 2 lớp học theo kiểu mới : học trên bảng điện tử. Tôi muốn hỏi
chương trình này đã được dạy phổ biến ở những trường học nào trên toàn quốc?
Các cháu theo học chương trình này cần phải có trình độ nhận thức như thế nào?
(Nguyen Dao, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội)
- TS Đinh Thị Kim Thoa:
Bảng điện tử là một trong những sản phẩm của công nghệ hiện đại. Việc nhà
trường thông báo có sử dụng bảng điện tử trong dạy học, điều dó có nghĩa là nhà
trường khẳng định tính hiện đại trong phương tiện dạy học mà nhà trường đã đầu
tư. Bảng điện tử rất tiện ích cho các hoạt động dạy học với nhiều phần mềm ứng
dụng và tương tác thông minh với bảng. Với công nghệ cao này, hy vọng sẽ làm
tăng động cơ học tập của học sinh. Hiện nay đã có một số trường sử dụng bảng
này. Nhưng vì bảng này cũng khá đắt tiền và đòi hỏi giáo viên phải học sử dụng
thì mới biết dùng nên chưa được trang bị đồng loạt. Tuy nhiên, vì chỉ là phương
tiện dạy học nên việc cháu chuyển học từ trường sử dụng bảng điện tử sang
trường không dụng bảng điện tử không ảnh hưởng gì đến việc học tập của cháu nếu
các thầy cô giáo là những nhà sư phạm giỏi.
* Em
được biết chương trình học lớp 1 năm nay bắt đầu học tiếng Anh. Vậy làm thế nào
để việc học tiếng Anh của các cháu có hiệu quả cao ạ? (Đinh Thị Thúy Hằng, 37
tuổi, Gia Lâm Hà Nội)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Học ngoại ngữ tốt cần có một số yếu tố. Thứ nhất là yếu tố bẩm sinh: nếu vùng
ngôn ngữ của con được kích hoạt sớm và tạo vùng sớm thì khả năng học ngôn ngữ
sẽ nhanh và thuận lợi hơn. Thứ hai là yếu tố môi trường: một môi trường ngôn
ngữ đa dạng mà đứa trẻ được tiếp xúc thường xuyên sẽ làm gia tăng những tương
tác ngôn ngữ. Thứ ba là phương pháp dạy ngoại ngữ của các thầy cô có thu hút
được và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn không. Và cuối cùng là sự
tích cực của chính trẻ đối với hiện tượng ngôn ngữ. Nếu chị có thể tìm được
càng nhiều điều kiện này thì việc học càng hiệu quả.
*
Con gái tôi sinh tháng 12/2004, năm nay vào lớp 1. Cháu nhút nhát, nói ngọng
nên không tự tin trong giao tiếp, vui chơi với bạn, mắt bị cận thị nên chữ viết
cũng xấu. Tôi cũng đã động viên hay nói chuyện với cháu rất nhiều để tạo niềm
tin cho cháu nhưng không đạt kết quả. Tôi cũng cho cháu đi học thêm và kèm cháu
viết nhưng cháu hay bị mất tập trung trong học tập. Rất mong chuyên gia cho tôi
lời khuyên. (Lê Kiều Dung, Sóc sơn, Hà Nội)
- TS. Đinh Thị Kim Thoa:
Chào chị, con chị chuẩn bị học lớp 1, nhưng so với các bạn, con đi học sớm hơn
vì con sinh cuối năm nên nhiều kỹ năng con có thể yếu hơn các bạn sinh đầu năm
2004. Con đã ý thức được về những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân nên sẽ có
những hành vi tương ứng với tự nhận thức về mình. Để làm cho con trở nên tự tin
hơn, chị cần phải kiên trì, phối kết hợp với các thầy cô giáo ở trường để con
có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn. Việc chị nói chuyện với cháu nhiều nhưng không
thấy khả quan lắm bởi vì chị đã sử dụng phương pháp chưa hiệu quả. Sự tự tin
không thể hình thành thông qua lời khuyên. Vậy chị nên làm gì ?
1. Vẫn tiếp tục chuẩn xác phát âm của con (yêu cầu
con nói chậm, thường xuyên giúp điều chỉnh những từ/ âm con nói ngọng)
2. Luôn khuyến khích con, khen ngợi và thưởng với
những cố gắng của con dù nhỏ nhất
3. Không nên nhắc nhiều về những điểm yếu của con.
4. Cùng con tham gia vào các hoạt động vui chơi tập
thể
5. Hãy tìm xem con bạn có thế mạnh gì, hãy phát huy
nó, làm cho con thành công trong lĩnh vực ấy. Con sẽ tự tin hơn. Khi cháu đã
thành công thì sự chú ý cũng được cải thiện. Chúc chị áp dụng hiệu quả.
*
Con tôi đi học được 3 tuần làm quen chữ tại trường cháu sắp vào học lớp 1. Cháu
thuận tay trái nên 3 tuần đi học tuy viết tay phải nhưng cô nói chữ yếu lắm, do
bố mẹ cho học muộn quá. Tối về tôi cũng kèm cháu tập viết nhiều nhưng cháu viết
không thẳng hàng lối, chữ không tròn, thẳng. Tôi có nên cho cháu đi học lớp
luyện chữ đẹp không. (Triệu Thanh Hương, 37 tuổi, 75 Trường Sơn-phường 2-Quận
Tân Bình-TP.HCM)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Học làm quen chữ trước khi vào lớp 1 không phải lúc nào cũng giúp trẻ phát
triển, nhất là những lớp học luyện chữ đẹp bởi vì đây là nhiệm vụ khó khăn nhất
đối với học sinh lớp 1.
Tất cả giáo viên, cha mẹ và người lớn cần hiểu rằng
những lớp học chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần phải có nội dung thích hợp với lứa
tuổi tiền học đường. Trẻ 6 tuổi đang chuyển giai đoạn từ hoạt động vui chơi là
chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo, do vậy điều quan trọng là người lớn
dần làm trẻ thích nghi với những nhiệm vụ, những yêu cầu học tập ở lớp 1 chứ
không phải làm trẻ lo sợ, mất tự tin bằng sự chê bai những nhận xét tiêu cực.
Tốt nhất, giáo viên và người lớn hãy tập cho trẻ cách ngồi học đúng tư thế,
cách cầm bút đúng cách, những bài học kích hoạt các năng lực trí tuệ như tập
tô, tập ghép chữ, những trò chơi vận động làm quen với các con số, chữ cái,
lồng vào đó là những yêu cầu về sự tuân thủ nề nếp học tập rèn luyện khả năng
quan sát, khả năng tập trung chú ý tốt hơn nhiều là những lớp học luyện chữ.
Những giờ học tập viết chữ kéo dài hằng giờ theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em khi trẻ mới 6 tuổi sẽ làm thương
tổn đáng kể đến hứng thú học đường, làm giảm lòng tin của trẻ vào năng lực của
chính mình, có thể tạo tâm lý bất an, lo sợ, không muốn đến trường, điều này sẽ
ảnh hưởng lâu dài đến sự thành công của trẻ học lớp 1.
Đối với bé thuận tay trái, (thường chiếm khoảng 10%)
nếu thực sự giáo viên cha mẹ tập cho trẻ viết bằng tay phải không thành công
hoặc trẻ có sự tiến bộ chậm chạp thì tốt nhất chuyển cho trẻ sang tập viết bằng
tay trái, nếu sự tiến bộ của trẻ tốt hơn nhiều thì cha mẹ và giáo viên hãy chấp
nhận. Điều này để rõ hơn các phụ huynh có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện
thoại: 0936333963 để có những tư vấn chuyên sâu về vấn đề này.
Các giáo viên dạy tiểu học hết sức lưu ý mỗi khi đưa
ra những lời nhận xét tiêu cực bởi vì điều này rất dễ làm thương tổn trẻ, khi
cần nhận xét giáo viên có thể chỉ ra những điểm mạnh, những ưu điểm của trẻ để
phụ huynh không bị "choáng" khi hằng ngày vẫn thấy trẻ thông minh,
nhanh nhẹn bỗng nhiên khi vào học trẻ trở nên chậm chạp, khó tập trung chú ý.
Giáo viên tiểu học rất cần tư vấn và trao đổi thường xuyên với phụ huynh để tìm
ra cách giáo dục cá biệt, phù hợp nhất với cá tính của từng trẻ. Điều này rất
quan trọng, sẽ giúp trẻ thành công học đường.
*
Con gái tôi năm nay vào lớp 1, tư chất thông minh, nhanh nhẹn hoạt bát song hay
hấp tấp, tôi e thói quen đó sẽ ảnh hưởng đễn quá trình học tập của cháu. Tôi
nên làm gì để giúp cháu sửa được thói quen này? (Nguyễn Minh Huệ, 37 tuổi, Q.
Ngô Quyền, Hải Phòng)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Những cháu có tư chất thông minh, nhanh nhẹn thì cũng thường hay làm cho mọi
người có cảm nhận là các cháu hấp tấp, chưa chín chắn, thậm chí còn có thể nói
là hậu đậu... Thực ra, biểu hiện hành vi này đúng là sự thể hiện của mâu thuẫn
giữa nhu cầu và năng lực của trẻ. Trẻ rất muốn thể hiện rằng mình là một đứa
trẻ rất hoạt bát nhưng vì sự phát triển vận động tinh, kỹ năng tư duy và giải
quyết vấn đề thì chưa thực sự phát triển nên rất dễ dẫn đến kết quả của hành
động không như mong muốn.
Vậy để rèn cháu biết "chín chắn" hơn, thì
có rất nhiều kỹ thuật: chị hãy cho cháu nói ra ngoài những ý định thực hiện
nhiệm vụ, hành động, hành vi của cháu, cùng cháu thảo luận cách có thể giải
quyết nhiệm vụ này. Trong quá trình thảo luận, người lớn cũng cần thể hiện sự
điềm đạm, điềm tĩnh, thậm chí dành những giây phút để con tạm lắng và suy tư
trước khi hành động. Nếu bài tập này được thực hiện nhiều lần với nhiều các
tình huống khác nhau, dần dần con sẽ trở nên điềm tĩnh hơn.
*
Con trai cháu chuẩn bị vào lớp 1, mỗi sáng đi học rất vất vả, cháu thường nghĩ
ra rất nhiều lý do để không phải đi học, nếu không được ở nhà theo ý của mình
thì cháu bắt bố mẹ phải hứa làm theo những yêu cầu của cháu như đi đón sớm, đi
học về phải mua đồ chơi... làm thế nào để cháu cảm thấy thích và đến trường với
tâm lý thoải mái nhất? (Nguyễn Thanh, 34 tuổi, Long Biên - Hà Nội)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Chị hãy thử đến trường quan sát xem các hoạt động của con ở trường như thế nào,
cũng như trao đổi với cô giáo về thái độ, cảm xúc của con khi ở trường để tìm
hiểu mối quan hệ của con với bạn bè... để rõ hơn lý do vì sao con không muốn
đến trường.
Trong giai đoạn đầu này, khi trẻ chưa thực sự tìm
thấy niềm vui trong mối quan hệ với bạn bè thì trẻ vẫn muốn ở bên cạnh những
người thân. Chỉ cần vài tháng nữa thôi, khi trẻ quen với môi trường mới, quen
với bạn bè thì thái độ đi học của trẻ sẽ thay đổi. Để giúp bé thích nghi nhanh
hơn trong giai đoạn này, có lẽ anh, chị cũng có thể thỏa hiệp với con một số
yêu cầu của con nhưng kèm theo với những điều kiện mà anh chị đặt ra. Bên cạnh
đó, anh chị hãy xem con thích chơi với bạn nào nhất, sau đó hãy làm quen với
gia đình bạn, gia tăng mối quan hệ giữa hai gia đình cho các con. Khi con biết
đến trường sẽ được chơi với bạn thân của mình thì sự mè nheo của trẻ sẽ giảm do
nhu cầu về bạn lớn dần.
*
Tôi là một phụ huynh sắp có con vào lớp 1. Tôi thấy hiện nay chương trình học
của các con rất nhiều mỗi buổi các con phải làm tới 2 bài toán và 4 trang viết
như vậy các con sẽ theo như thế nào, bản thân tôi thấy rất lo lắng không biết
mình sẽ hướng và giáo dục con như thế nào để con khỏi hẫng. Các bậc phụ huynh
chúng tôi phải làm gì? (Thanh Loan)
-PGS. TS. Nguyễn Công Khanh:
Trẻ đủ 6 tuổi rời lớp mẫu giáo vào lớp một là một bước ngoặt quan trọng trong
sự phát triển tâm lý của trẻ. Đó là quá trình chuyển giai đoạn từ hoạt động
chơi là chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (chơi mà học- tập trung vào quá trình chơi
hơn là kết quả) sang hoạt động học là chủ đạo ở lứa tuổi tiểu học (hoạt động
học có tính mục đích, đòi hòi tập trung nhiều hơn vào kết quả). Quá trình
chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt
tâm lý. Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học
tập, khả năng tập trung chú ý còn kém. Các em gặp nhiều khó khăn trong khi
chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian
giữa các môn sao cho phù hợp. Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với
phương pháp học tập mới, phải làm bài tập về nhà, phải học nhiều môn khác nhau,
kể cả những môn các em không thích.
Việc tuân thủ các yêu cầu của học sinh lớp 1 luôn là
khó khăn với bé. Các phương pháp chơi mà học của mẫu giáo đã được các chuyên
gia tâm lý học đường khuyến cáo, giáo viên lớp 1 nên tiếp tục áp dụng để nuôi
dưỡng hứng thú học tập của trẻ khi vào lớp một. Cái trẻ cần được cha mẹ chuẩn
bị chính là tâm thế sẵn sàng đi học (gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, các khả
năng về trí tuệ, khả năng thích ứng học đường, khả năng hiểu các biểu tượng về
số, chữ cái, các kỹ năng sống, sự chủ động, độc lập, tự tin, hứng thú đến
trường).
Như vậy cho trẻ tham gia các lớp học kể chuyện sáng
tạo, các lớp học nhạc, học múa, học vẽ,… các lớp học phát triển các năng lực
trí tuệ, khám phá thế giới cảm xúc, phát triển kỹ năng xã hội, hình thành tính
chủ động, độc lập tự tin,… các lớp học dã ngoại khám phá ngoài lớp học, sẽ có
lợi hơn rất nhiều cho sự phát triển của trẻ, không có nguy cơ làm thiệt hại đến
sự phát triển, không làm giảm thiểu hứng thú học như là các lớp học viết chữ
sớm, lớp học trước chương trình lớp một.
* Em
chào thầy Khanh! So với 4 năm trước khi em gặp thày tại Công ty "Con đường
mới" thầy vẫn trẻ trung phong độ như ngày nào. Dưới góc độ chuyên gia tâm
lý, em xin hỏi ý kiến thầy về lời khuyên chuẩn bị tâm lý cho trẻ tự kỷ nhưng đã
bình phục tương đối tốt để bước vào lớp 1. Xin cảm ơn? (Hoàng Ngọc Khuyến, 27
tuổi, Ninh Bình)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Rất cảm ơn bạn. Chúng tôi đã rất thành công với mô hình giáo dục MASTER cho trẻ
mầm non, chúng tôi đang tiếp tục đang tìm mô hình giáo dục mới, với những
chương trình giáo dục bổ trợ tiên tiến dành cho học sinh tiểu học: Mô hình giáo
dục tiểu học VISEMI- trường học ưu việt giáo dục đa trí thông minh. Với tư cách
là chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, chúng tôi đang dành toàn bộ tâm huyết,
trí tuệ của mình cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục trẻ em.
Đối với một số trẻ tự kỷ, khi đã bước ra khỏi những
trạng thái tự kỷ hoàn toàn có thể theo học chương trình tiểu học, ở những lớp
bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ, giáo viên cần phải để tâm nhiều hơn đến những
trẻ này bởi vì các em chưa đủ sự tự tin do thiếu vắng những thành công học
đường, hơn nữa, những trẻ này cần nhiều nhất những lời động viên, những lời
nhận xét tích cực mỗi khi trẻ có những hành vi tốt, giao tiếp thành công với
người khác. Đó là cách tốt nhất để nuôi dưỡng lòng tự tin. Mặt khác, cha mẹ
cũng cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn học đường, hãy tìm cách trao
đổi thường xuyên với họ để có những lời khuyên, những hỗ trợ kịp thời giúp bé
thành công học đường. Chúc anh chị có niềm tin vào bé, biết đâu trong tương lai
bé sẽ trở thành những tài năng bởi vì đã từng có những vĩ nhân tuổi thơ bị đánh
giá là trẻ tự kỷ nhưng rồi họ trở thành những tài năng xuất chúng. Điều quan
trọng là mỗi cha mẹ luôn phải có niềm tin vào chính con của mình, không so sánh
con mình với những trẻ khác để tạo ra những áp lực không cần thiết làm thương
tổn đến chính mình và đến con trẻ.
*
Con trai em bắt đầu bước vào lớp 1, em muốn cho cháu tham gia một khóa học đàn
organ nữa thì có nên không, hay là chờ thêm một thời gian để con chuẩn bị vững
vàng tâm lý bước vào lớp 1 đã? (Hoàng Thị Hương Thùy, 31 tuổi, 39 Hàng Chuối -
Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Những lớp học đàn, múa, hội họa, võ, bơi, kỹ năng sống... nếu trẻ thực sự thích
thú không bao giờ là muộn đối với trẻ em dù là tuổi mẫu giáo hay tiểu học. Vấn
đề là bố mẹ phải cân nhắc, trước hết xem con mình có thực sự hứng thú với những
lớp học này không, mặt khác không nên cùng một lúc cho con tham gia quá nhiều
lớp học vì dễ tạo ra sự quá tải đối với trẻ. Một lớp học phù hợp nếu như sau
một số buổi học khi đón trẻ về cha mẹ nhìn thấy gương mặt tươi vui của trẻ,
những chia sẻ về các hoạt động trong lớp học, và trẻ tự giác, không muốn nghỉ
học, trẻ có những tiến bộ có thể quan sát được như sự tự tin, sự nhanh nhẹn, sự
sáng tạo, sự kiên trì... Đấy là những lớp học tốt, cần tiếp tục duy trì.
Ngược lại, sau một số buổi học, trẻ có biểu hiện sợ
học, tìm cách trì hoãn, không muốn đến lớp, khi ra khỏi lớp không có biểu hiện
thoải mái, ít nói chuyện về lớp học... thì tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ tạm nghỉ
hoặc không tham gia vì điều đó đang tạo ra sức ép không cần thiết đối với chính
trẻ.
*
Con trai tôi chuẩn bị vào lớp 1, từ khi cháu đi học mẫu giáo và khi ở nhà chơi
với các bạn, cháu không phải là trẻ hay bắt nạt và trêu chọc bạn bè, tuy nhiên
khi đi học cô giáo phản ánh cháu hay trêu chọc bạn bè, như lấy bút chì chọc vào
bạn. Tôi hỏi lại cháu, cháu khóc và nói không hề trêu bạn tuy nhiên bạn lại kể
với cô giáo. Tôi nên xử lý thế nào? (Hai, 28 tuổi, Yen Bai)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Việc bắt nạt và trêu chọc là những hiện tượng gắn với học đường. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trẻ
chưa có các kỹ năng tương tác với bạn cùng trang lứa. Người lớn đừng quá trầm
trọng khi đánh giá hiện tượng này nhưng chúng ta cũng phải chỉ ra cho trẻ cần
phải làm gì và làm như thế nào. Sự hướng dẫn chi tiết của người lớn là rất quan
trọng để đứa trẻ biết phải làm gì.
Thí dụ, trẻ có nhu cầu muốn bạn quan tâm đến mình
nhưng không biết làm cách nào ngoài cách lấy bút chọc vào bạn để bạn phải chú
ý, phản ứng để biết sự tồn tại của mình. Vậy giáo viên và bố mẹ nên trao đổi
với con để hỏi con vì sao con có hành vi như vậy (đôi lúc có thể không nhận
được câu trả lời vì trẻ cũng không biết vì sao). Nhưng người lớn vẫn hỏi và sau
đó, người lớn tự chỉ ra cách thức con nên làm thế nào: như bạn có thể nói
"À, mẹ biết là con rất muốn chơi với bạn A đấy đúng không? Vậy con nghĩ là
con có cách nào để con có thể kết bạn, con có thể hỏi thăm, hỏi bạn cần gì thậm
chí con có thể mang một số thứ đến lớp để chia sẻ với bạn thay vì cầm bút chọc
bạn"...
Vì sao cháu lại trả lời rằng cháu không trêu bạn bởi
trêu bạn là cách mà người lớn đã áp cho trẻ mà chưa chắc trẻ đã nghĩ như vậy
bởi hành vi bên ngoài của trẻ có thể không tương xứng với cách suy nghĩ của
trẻ. Vậy chị hãy cố gắng hiểu con và dạy con cách cần ứng xử với bạn bằng những
cách thức cụ thể.
*
Con tôi sinh tháng 12 năm 2004, năm nay tôi có nên cho cháu vào lớp 1 không,
hay nên để năm sau? (Nguyễn Khánh Duy, 34 tuổi, 42/31 đường số 4 phường 5 Gò
Vấp Tp.HCM)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Một em bé đủ 6 tuổi (tính từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004) đều có thể vào học
lớp 1 ngay trong năm học 2010-2011 nếu những em bé này có một tâm lý sẵn sàng
đi học. Cụ thể, về mặt ngôn ngữ, trẻ nói lưu loát, trẻ có thể kể được những câu
chuyện ngắn, tỏ ra tự tin khi trò chuyện với người lớn, trẻ biết được những chữ
cái, biết được một số âm, vần... Về mặt tư duy logic, trẻ nhận biết được các
con số từ 1 đến 10, trẻ có thể nhận ra những quy luật nào đó trong một dãy số
chẳng hạn, số lớn hơn, số bé hơn trong phạm vi 10...
Về mặt thích nghi/thích ứng học đường, trẻ thích thú
đến trường, trẻ dễ hòa nhập, có chút tự tin... Nếu trẻ có những điều kiện trên
đây thì tốt nhất phụ huynh nên cho bé đi học trong năm học này bởi vì nếu để
năm sau sẽ làm thiệt hại đáng kể sự phát triển của trẻ vì trẻ háo hức đến
trường, các bạn cùng tuổi được đến trường tiểu học trong khi bé vẫn phải ở lại
mẫu giáo. Cha mẹ cũng lưu ý, nếu trẻ có những biểu hiện chậm phát triển trí
tuệ, điều này cần phải được các chuyên gia tâm lý trẻ đánh giá bằng những bộ
test chuẩn thì cha mẹ phải cân nhắc, có thể trẻ chưa sẵn sàng đi học lớp 1.
*
Tôi có bé gái 6 tuổi năm nay học lớp 1, 2 vợ chồng tôi thường tranh luận nhau
về việc có cho con học lớp chọn hay không, cháu thông minh, hay tò mò khám phá.
Xin TS tư vấn cho chúng tôi cách kiểm tra năng khiếu của con để có được quyết
định đúng đắn phù hợp với khả năng của cháu. (Do Tien, 38 tuổi, Hải Phòng)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Cha mẹ nào cũng muốn tìm môi trường học tốt nhất cho con mình và thường lớp
chọn sẽ là lớp các cháu có đầu vào cao và giáo viên thì cũng được ưu tiên cho
những lớp này. Tuy nhiên, con mình có phù hợp với những lớp này không thì phải
xem thực lực của con, trong đó có cả năng lực, ý chí, tính cách... Ở Hải Phòng
thì tôi không rõ nhưng ở Hà Nội cũng có nhiều trung tâm tư vấn đánh giá trẻ để
xác định năng lực, thiên hướng của trẻ như ở trường tiểu học Ngôi sao thì cũng
có trung tâm tư vấn và đánh giá này. Nếu sau đánh giá chuyên gia thấy con có
thể đủ sức để học trong môi trường lớp chọn thì điều đó cũng rất tuyệt vời. Còn
nếu ở trong môi trường bình thường mà con tìm được vị trí của mình thì còn tốt
hơn.
* Tôi có
hai con sinh đôi (1 trai, 1 gái). Nhà tôi đang đăng ký học cho các cháu vào lớp
1 nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết định nên cho các cháu học chung một lớp hay
học khác lớp vì chúng tôi không biết liệu học chung và riêng sẽ ảnh hưởng đến
các cháu thế nào ? Vậy rất mong có được sự tư vấn của các tiến sĩ? (Đặng Ngọc
Nghĩa, 37 tuổi, E5, Quỳnh Mai, Hà Nội)
-
Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Đối với
trẻ em sinh đôi, nếu chúng thực sự là "đôi bạn thân" đi đâu cũng có
nhau, làm gì cũng gọi nhau, hành vi của trẻ này thường kích hoạt sự suy nghĩ,
động não, thậm chí cả sự lo lắng của trẻ kia thì tốt nhất cha mẹ nên cho con
vào học cùng lớp. Theo các chuyên gia tâm lý học đường, những trẻ sinh đôi luôn
cần có nhau, nếu tách chúng ra học ở những lớp riêng, chúng luôn cảm thấy thiếu
vắng một người bạn tâm lý luôn ủng hộ, hỗ trợ dù rằng có thể chúng sẽ có nhiều
hơn cơ hội để kết bạn mới.
Nếu trẻ sinh đôi hay có những hoạt động độc lập và trong
nhiều tình huống mỗi trẻ đều thích thể hiện sự độc lập không thực sự cần thiết
phải có mặt của trẻ kia trẻ vẫn thực hiện tốt những nhiệm vụ, những yêu cầu nào
đó thì việc cho trẻ học tách lớp cũng là điều tốt vì chúng có cơ hội để kết bạn
mới, được làm quen với những phương pháp học khác nhau, được sống trong những
môi trường tương tác khác nhau... để rồi khi về nhà chúng có nhiều chuyện để
chia sẻ. Điều này thực sự là cơ hội để hình thành tính tự lập của mỗi trẻ và
cũng tạo ra những "đường đua" hữu ích dẫn đến sự thành công học
đường.
* Con
tôi năm nay vào lớp 1. Xin hỏi tiến sỹ thời gian biểu ở nhà như thế nào là hợp
lý khi cháu đi học trường về ? (Nguyen Hung, 36 tuổi, Cua Nam , Ha Noi)
-
Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Nếu
anh cho con học trường bán trú thì có nghĩa là trẻ chỉ còn buổi chiều tối là ở
gia đình. Trong trường hợp này khi cháu đi học về đây sẽ là thời gian nghỉ ngơi
thư giãn của cháu, anh có thể cho cháu thêm một số hoạt động vận động trong
thời gian này vì vận động rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Sau bữa cơm
chiều, có thể cho cháu xem một chút tivi, không nên quá nửa tiếng, tiếp theo
anh, chị nói chuyện với con về việc học tập ở trường, về nhiệm vụ còn phải hoàn
thành nốt, chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho ngày mai đi học.
Trước khi đi ngủ, cũng rất nên trao đổi với bé về kế hoạch
ngày mai bé sẽ định làm gì ở trường. Lúc đầu có thể bé nói chưa được nhiều,
nhưng dần dần sẽ tạo thói quen xây dựng kế hoạch cho một ngày hoạt động của bản
thân. Trong một tuần, anh chị có thể xếp một số lịch cố định dành cho bé như:
đi công viên hay bách thú, xem xiếc, xem phim..., một buổi tối cho bé được tự
do làm điều bé muốn... Nhưng những điều này cũng cần phải theo một kế hoạch.
* Con
tôi mới 5 tuổi sắp bước vào lớp 1. Tôi cho cháu dùng máy vi tính với các phần
mềm giáo dục hiện nay liệu có ích cho trẻ không? Xin cho tôi một lời khuyên?
(nguyen huu phuong, 35 tuổi, Bac Ninh)
-
Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Với sự
phát triển của công nghệ thông tin, lĩnh vực giáo dục cũng được công nghệ hóa,
rất nhiều các phần mềm thông minh và thực sự bổ ích cho sự phát triển trí tuệ
của trẻ. Anh, chị hoàn toàn có thể nghiên cứu và tìm phần mềm phù hợp với tuổi
của con mình để cho con tiếp cận và sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải khống chế
về mặt thời gian và không tước đi những khoảng thời gian tương tác xã hội,
tương tác trong gia đình - một môi trường vô cùng quan trọng để trẻ thành
người.
* Con
trai em 5 tuổi nhưnng còn nói ngọng và rất nhút nhát, cô giáo ở trường mẫu giáo
luôn nói là cháu rất nghịch ngợm. Em đã cho cháu làm quen với bảng chữ cái
nhưng cháu không phát âm được 1 số từ như: p, ng, l. Liệu cháu có bình thường
không? Em sợ cháu sẽ không theo học được. Em phải làm gì? (Do
Minh Nguyet, 33 tuổi, An duong, Hai phong)
-
Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: 5
tuổi nhưng vẫn còn nói ngọng, nhút nhát cũng là bình thường đối với nhiều trẻ.
Vấn đề là cha mẹ phải quan sát những hoạt động chơi của trẻ, tìm cách tham gia
vào các hoạt động này, lựa chọn những tình huống tạo ra hứng thú để cùng trẻ
sửa lỗi phát âm, điều chính lại những từ, những âm trẻ gặp khó khăn. Hầu hết trẻ
nói ngọng hay nhút nhát đều là những trẻ bình thường về mặt phát triển trí tuệ,
cha mẹ không nên quá lo lắng về những trường hợp này. Tuy nhiên, cần phải để
tâm nhiều hơn đến những hoạt động vui chơi của trẻ, tạo nhiều cơ hội để được
trò chuyện, chơi cùng trẻ và tìm mọi cách giúp trẻ nói chậm, nói rõ, sửa những
âm vần bị ngọng... liên tục động viên trẻ mỗi khi trẻ có tiến bộ, tuyệt đối
không cười đùa mỗi khi trẻ nói ngọng làm trẻ cảm nhận mắc cỡ. Nếu có điều kiện
phụ huynh có thể tìm đến các trung tâm tư vấn học đường hoặc các chuyên gia tâm
lý trẻ em để kiểm tra sự phát triển của trẻ.
Chúng tôi có thể giúp chị đánh giá sự phát triển của trẻ
nếu chị có điều kiện đến Trung tâm tư vấn học đường của chúng tôi tại Trường
tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, số điện thoại: 0936333963 hoặc Trung tâm đào tạo tư
vấn phát triển tài năng sớm tại 343 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại:
0437624877.
* Con trai tôi sắp vào lớp 1. Vì sợ
theo không kịp các bạn tôi đã cho cháu học thêm chương trình lớp 1 đến nay cháu
đã biết đánh vần là làm những phép tính đơn giản. Tôi muốn cho cháu học thêm âm
nhạc và hội hoạ, võ thuật như vậy có quá tải cho cháu không? Vì công việc bận
rộn tôi muốn cho con tôi học bán trú (sáng đi, tối về) nhưng thấy cháu không
thích. Tôi nên làm thế nào? (Lam Trong Dung)
- Tiến sĩ Đinh Thị
Kim Thoa: Anh là người bố tuyệt vời khi rất lo
lắng cho con và hoá giải nỗi lo ấy bằng việc cho cháu đi học sớm trước chương
trình. Thực ra anh đã quá lo lắng mà làm khổ đến con trẻ đấy. Việc cháu biết
trước, đôi lúc lại làm mất đi động lực cho cháu đến lớp vì cô dạy gì cháu cũng
biết rồi. Thế là tâm lý chủ quan bắt đầu hình thành, để rồi cái mới cô có dạy
thì bé cũng có thể bỏ qua.
Tuy nhiên với các lớp nghệ thuật thì anh có thể cho con đi học. Các môn nghệ
thuật rất bổ ích cho sự phát triển trí tuệ và thẩm mỹ của bé; thể thao thì cho
sức khoẻ và phản xạ trí tuệ. Nhưng anh nên cân đối thời gian biểu hàng ngày của
cháu để sắp xếp cho hợp lý các hoạt động khác nhau. Nghệ thuật đến với trẻ từ
rất sớm, sự luân phiên hoạt động cũng là hình thức giảm căng thẳng hiệu quả,
miễn là không làm cho bé bị áp lực và mệt mỏi.
Thực
ra, trường bán trú cũng là để giải quyết vấn đề xã hội, khi cha mẹ đi làm cả
ngày mà gia đình lại không có người chăm sóc. Nếu gia đình anh có điều kiện,
thì việc cháu đi học một buổi và ở một buổi ở nhà thì vẫn tốt hơn. Nhưng một
buổi ở nhà thì cũng phải có người chơi với cháu, dạy cháu, tổ chức cho cháu
những hoạt động khác nhau thì mới tốt, chứ đùng nhốt cháu một mình ở nhà cùng
người giúp việc. Hãy nói những điều tốt đẹp về nhà trường, về bạn bè. Hãy giao
nhiệm vụ vừa sức để cháu có thể hoàn thành và vì thế nhận được lời khen, phần
thưởng.
Đừng tạo áp lực quá lớn với bé và đừng bắt bé phải gánh
những kỳ vọng của người lớn.
* Con tôi 5 tuổi, đang học mẫu
giáo, nhà trường áp dụng hình thức cho các cháu tiếp cận với máy tính và dậy
học qua màn hình ti vi như vậy có nên không? (Tran Thi Nhi, 34 tuổi, Cong ty cp
xay dung LC)
-
Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Thực ra công nghệ có những ưu thế rất lớn trong việc cải tiến phương pháp dạy
học. Những kỹ thuật của công nghệ đã giúp cho các bài giảng của giáo viên chất
lượng hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng hiệu quả đối với con trẻ còn phụ thuộc vào dung
lượng thời gian sử dụng và cách sử dụng như thế nào. Công nghệ dù phát triển
đến đâu thì cũng chỉ là phương tiện và hiệu quả của nó thì phụ thuộc vào người
sử dụng. Vậy nếu chị lo lắng thì chị nên xem nhà trường đã sử dụng như thế nào,
để có những quyết định của mình.
Trường mầm non có một nhiệm vụ rất quan trọng là
chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1, gia đình nên tìm hiểu xem nhà trường đã
chuẩn bị những gì cho con và cần hỗ trợ gì để nhà trường làm tốt công việc này.
Bởi mỗi đứa trẻ sẽ có những sự chuẩn bị theo mức độ phát triển của chính mình.
*
Con trai tôi 5 tuổi, xem nhiều phim hoạt hình, quảng cáo. Tự cháu mở vi tính và
thành thạo các thao tác về internet, cháu thích xem gì là cháu vào google xem.
Cháu đã biết đọc, cháu có thể đọc truyện đọc báo. Như vậy thì có tốt hay không
tốt cho cháu và có nên cho cháu học bổ túc trước khi vào lớp một hay không?
(Phạm Thắng, 37 tuổi, Ba Đình, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với một số trẻ phát triển sớm, những kiểu thông minh khác nhau có thể xuất
hiện những năng khiếu nào đó, ví dụ, toán học, tin học, hội họa... Con của anh
mới 5 tuổi đã có những biểu hiện phát triển sớm như biết đọc, biết viết, biết
sử dụng vi tính, vào mạng... nếu điều này là tự trẻ biết thì chứng tỏ trẻ có tư
chất vượt trội. Cha mẹ cần tìm cách theo dõi, hỗ trợ.
Tuy nhiên, nếu trẻ xem quá nhiều phim hoạt hình,
quảng cáo, thì điều này lại có hại cho chính trẻ bởi vì khi xem hoạt hình hay
quảng cáo nhu cầu giao tiếp với người khác suy giảm, các hoạt động của mắt bị
ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, những trẻ em 5-6 tuổi mỗi khi xem hoạt hình
thường bị giảm tới 50% tần suất chớp mắt, các hoạt động của cơ bắp, tim mạch dễ
bị đình trệ. Điều này ảnh hưởng có nguy cơ dẫn đến sự quá tải của mắt, cận thị
học đường.
Tốt nhất, anh chị nên lập một thời khóa biểu để giúp
bé kiểm soát thời gian xem hoạt hình, thời gian sử dụng vi tính. Đối với con
của anh chị hoàn toàn không cần thiết phải cho đi học thêm các lớp bổ túc trước
khi vào lớp 1. Tuy nhiên, những lớp học về giáo dục kỹ năng sống, lớp học kể
chuyện, bơi... lại rất cần thiết cho bé vì giúp bé mở rộng phạm vi quan tâm của
mình và có nhiều cơ hội để trải nghiệm các tình huống giao tiếp, phát triển kỹ
năng sống. Điều này rất cần khi trẻ vào lớp 1.
*
Cháu đã được làm quen với bút chì qua các nét ở lớp lá. Gần đây, khi cháu viết
chữ em để ý thấy tay cháu hay cong và gập ở cổ tay. Cháu viết rất chậm, em cũng
cố gắng động viên và khống chế thời gian nhưng cháu không thể viết nhanh hơn.
Em phải làm gì? (Vũ Thị Thanh Thúy, 30 tuổi, Vũng tàu)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Những bài học đầu tiên về cầm bút, tư thế ngồi là rất quan trọng để tạo thành
thói quen sau này của trẻ. Chị nên nắn lại con càng sớm càng tốt về cách cầm
bút và cách ngồi. Cách để vở trên bàn, cách cầm bút và tư thế ngồi cũng liên
quan đến nhau. Chị hãy điều chỉnh mối quan hệ của 3 yếu tố này sao cho trẻ cảm
thấy thoải mái nhất. Với việc cầm bút, thì chị có thể cầm tay trẻ lúc mới đầu
để đặt đúng tư thế và tô các nét chữ, thậm chí là hãy hỏi trẻ xem cách cầm tay
và tô như thế nào thì bé cảm thấy đỡ mỏi nhất và thấy thuận tiện nhất. Sau đó,
chị nơi dần tay mình khỏi tay bé và giám sát động viên khi bé viết. Nếu bé ngồi
viết đúng tư thế và thoải mái trong việc cầm bút thì tốc độ viết sẽ tăng dần.
*
Con trai tôi có tính rất bướng bỉnh, lì lợm, hay làm theo cảm hứng. Đây là vấn
đề làm cho gia đình tôi rất đau đầu muốn tìm cách giáo dục cháu. Anh chị vui
lòng tư vấn giúp ! (Đinh Thị Thúy Hằng, 37 tuổi, Gia Lâm Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Chúng tôi không biết con chị mấy tuổi, nếu bé chưa đủ 6 tuổi vẫn đang ở lứa
tuổi mẫu giáo thì điều này không có gì đáng lo lắng lắm. Trẻ em ở tuổi mẫu giáo
thích hành động theo cảm tính, việc tuân thủ những yêu cầu của người lớn, đặc
biệt là những yêu cầu của giáo viên ở trên lớp, trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
Những trẻ này khi ở nhà với những người quen trẻ hay thể hiện cá tính bướng
bỉnh, thích làm theo ý của mình...
Cha mẹ không nên mắng, đánh trẻ, cần quan sát xem
trẻ hứng thú với những loại hoạt động nào, với những hành vi nào trẻ dễ tuân
thủ, hành vi nào trẻ hay chống đối, trên cơ sở đó tạo ra những tình huống có
thể cha mẹ và trẻ cùng đóng vai thể hiện sự vâng lời hoặc bướng bỉnh, lỳ lợm,
bằng cách này trẻ sẽ nhận thấy những hành vi bướng bỉnh, lỳ lợm không phải là
cách tốt nhất làm hài lòng người lớn. Mặt khác, hãy tạo ra những trò chơi mà ở
đó, những quy tắc chơi đòi hỏi trẻ tuân thủ, có những hình phạt dí dỏm, hài
hước với những trẻ bướng bỉnh, trẻ sẽ học được cách đánh giá hành vi, lâu dần
trẻ sẽ nhận ra đâu là những hành vi người lớn mong muốn, đâu là những hành vi
người lớn không thích để học cách tự điều chỉnh. .
*
Cháu nhà tôi năm nay vào lớp 1. Cháu đã học chữ và toán (một chút của chương
trình lớp 1) Cháu rất thích học nên nhiều khi tối đi học về vẫn lấy bài ra học
thêm. Tôi chỉ sợ bây giờ cháu hứng thú nhiều thì khi vào lớp 1 sẽ không thích
học nữa. Xin Tiến sĩ hướng dẫn cho tôi để giúp cháu luôn thích học. (Đào Thị
Thanh Nhàn, 43 tuổi, Bình Tân - tp HCM)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Thật tuyệt vời khi bé nhà chị hứng thú với việc học tập. Để cho cháu sau này
vẫn có thể tìm thấy hứng thú với nhà trường, với lớp học, chị có thể cho con
tiếp xúc với những nội dung gần với chương trình học tại nhà trường mà không
phải chính những sách giáo khoa được sử dụng trong nhà trường hiện nay. Chị có
thể giúp con hứng thú với việc học bằng rất nhiều nội dung khác nhau, bằng
những câu đố, bằng những truyện tranh lịch sử, bằng những hiện tượng thiên
nhiên xung quanh cuộc sống của bé... Sau này, khi bé đi học rồi, chị hãy hiểu
được trình độ nhận thức của con mình với các nhiệm vụ học tập ở trường để về
nhà chị có thể tiếp tục bồi dưỡng cho con những điều thú vị của cuộc sống. Chị
hoàn toàn có thể mở rộng tri thức cho con và những bài học ở trường vẫn luôn là
điều mới mẻ.
*
Tôi luôn định hướng cho cháu trở thành thủ lĩnh, người giỏi phải làm lớp
trưởng. Cách khích lệ cháu như vậy có đúng không? (Phạm Hồng Quảng, 32 tuổi,
Láng Hạ Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với nhiều trẻ em, trở thành thủ lĩnh nhóm là một điều mơ ước, nếu trẻ thể
hiện được sự vượt trội về trí tuệ, về sự tự tin hay có những phát hiện độc đáo,
những cách giải quyết vấn đề sáng tạo. Những trẻ như vậy cha mẹ khích lệ trở
thành thủ lĩnh nhóm, ví dụ, nhóm trưởng, tổ trưởng, lớp trưởng, người quản
trò... đều tốt. Ở các trường học của nước ngoài, người ta đã thử nghiệm luân
phiên trẻ trong lớp được làm thủ lĩnh như tổ trưởng, nhóm trưởng, lớp trưởng,
quản trò... kết quả cho thấy những học sinh được đặt vào những vị trí này nếu
có đủ tư chất, các em sẽ nhanh chóng thể hiện được mình, tạo được uy tín và cảm
nhận được giá trị để hình thành sự tự tin, bản lĩnh - điều cốt lõi giúp trẻ
thành công học đường trong tương lai.
Tuy nhiên, với một số trẻ nhút nhát, thiếu kỹ năng
giao tiếp xã hội, sợ các tình huống lạ thì dù cha mẹ có khích lệ thế nào trẻ
cũng không đủ tự tin, không dám đảm nhận vị trí thủ lĩnh, những em này nếu thực
sự có trí tuệ thường hay nói với cha mẹ "con có thể làm được nhưng con
không thích làm, con sợ bạn chê...". Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải
cho trẻ tham gia vào nhiều tình huống giao tiếp xã hội ngoài gia đình, lớp học
để trẻ có cơ hội trải nghiệm, tăng sự tự tin, đặc biệt sự động viên của phụ
huynh kèm theo những trò chơi đóng vai để trẻ tập làm thủ lĩnh... là những cách
rất tốt chuẩn bị cho trẻ vượt qua những rào cản tâm lý để có cơ hội trở thành
thủ lĩnh mỗi khi tham gia hoạt động nhóm.
Người lớn, giáo viên cần phải tư vấn những cách thức
giúp trẻ chủ động đề nghị, đặt câu hỏi trong các hoạt động nhóm, chủ động đưa
ra ý kiến của mình để được các bạn chấp nhận. Chính sự thừa nhận này là cơ hội
để trẻ nhanh chóng trở thành thủ lĩnh nhóm.
*
Con gái tôi rất nhát khi tiếp xúc với các cô giáo và người lạ nói chung, mặc dù
khi chơi với bạn thì cháu luôn muốn làm thủ lĩnh. Khi cô hỏi cháu hay nói lí
nhí, hoặc không nói. Tôi phải làm gì bây giờ, vì sắp đến đợt phỏng vấn khảo sát
vào lớp 1 tôi sợ con tôi không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cô hết. (Hong
Nhung, 35 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Tôi nghĩ rằng các giáo viên phỏng vấn khảo sát trẻ nhỏ sẽ có những kinh nghiệm
làm quen và khơi gợi để các con có thể thực hiện những nhiệm vụ của phỏng vấn.
Bên cạnh đó, họ cũng có kinh nghiệm để nhìn nhận và đánh giá tiềm năng phát
triển của mỗi trẻ mà hành vi nhút nhát chỉ là biểu hiện có tính giai đoạn mà
thôi. Tuy nhiên, chị cũng có thể tập dượt với con mình với tư cách là người
phỏng vấn, khảo sát để hỏi bé những câu hỏi có liên quan đến nhận thức, phản
ứng, hành vi cũng như thái độ, thậm chí chị có thể mời người bạn đến nói chuyện
đóng vai người phỏng vấn để cho bé quen dần với việc hỏi và trả lời.
*
Anh chị có thể cho biết rõ hơn về chương trình MASTER và chương trình này có
thể áp dụng để dạy các con lứa tuổi mầm non ở tại gia đình? (Nguyễn Phương Anh,
30 tuổi, 201 Cầu Giấy , Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Chương trình giáo dục bổ trợ MASTER do nhóm chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em
Trường mầm non Hoàng Gia sáng tạo ra từ năm 2007 đã được hàng ngàn phụ huynh
biết đến. Chương trình này xem mỗi trẻ em có những năng lực, những kiểu thông
minh khác nhau, mỗi kiểu thông minh là một hình thức kích hoạt những vùng,
những chức năng tiềm ẩn của não bộ. Chúng tôi đã rất thành công với chương
trình này khi tập trung hướng dẫn cho giáo viên, cha mẹ các phương pháp giúp
trẻ phát triển trí thông minh (IQ), trí tuệ cảm xúc (EQ), trí sáng tạo (CQ)...
hình thành sự tự tin, kiên trì vượt khó. Tại đây có những lớp học làm cha mẹ
thành công, chúng tôi cung cấp các tài liệu, phương pháp, các trò chơi, các
tình huống để phụ huynh có thể biết những phương pháp khoa học trong việc kích
hoạt các năng lực trí tuệ tiềm ẩn, khơi nguồn cảm xúc, hình thành kỹ năng sống,
giúp trẻ thành công trong tương lai.
Xin cha mẹ lưu ý, mỗi trẻ em đều tiềm ẩn các năng
lực sáng tạo, các năng lực trí tuệ khác ngoài trí thông minh về ngôn ngữ, về
toán và sau này thành đạt dựa rất nhiều vào hành trang là sự giàu có về kỹ năng
sống, thái độ sống lạc quan, tính kiên trì, tự tin. Do vậy, cha mẹ cần tìm mọi
cách để phát triển những kỹ năng này.
Cha mẹ có thể liên hệ theo số điện thoại:
0936333963, 0437624877 để được tư vấn những phương pháp phù hợp.
*
Trường mà con tôi định vào học lớp 1 có mở hai lớp tương tác, phụ huynh có nhu
cầu cho con học thì đăng ký, khuyến khích những bé nhanh nhẹn, tâp trung cao
thì vào học lớp này. Tôi muốn hỏi ưu nhược điểm của mô hình học lớp tương tác
này như thế nào và các bé theo học cần những tố chất gì để học ở lớp tương tác
(Đức Minh, 32 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Đinh Thi Kim Thoa:
Sư phạm tương tác là một cách tiếp cận trong dạy học, trong môi trường này
người học, người dạy và môi trường luôn tương tác với nhau nhờ các hoạt động
trải nghiệm, môi trường học tập tích cực với những đồ dùng dạy học và trang
thiết bị thể hiện được tính tương tác (có nghĩa là luôn thu hút sự chú ý của
trẻ để trẻ có thể nhận diện, phát hiện và lĩnh hội). Lớp học tương tác nhằm
kích hoạt tối đa người học, làm cho người học từ chưa biết đến biết, từ biết ít
đến biết nhiều và thông qua đó hình thành những phẩm chất cá nhân. Những trẻ có
tư chất, có vốn sống, vốn kinh nghiệm thì luôn luôn có thuận lợi trong mọi môi
trường học tập và môi trường tương tác thì sẽ làm cho bé trở nên tốt hơn nữa.
Còn những cháu có thể chưa thực sự có những kỹ năng học tập cần thiết hoặc vốn
sống có thể chưa bằng bạn bè trang lứa thì môi trường sự phạm tương tác sẽ làm
cho các cháu nhanh chóng đuổi kịp và phát triển. Chính vì vậy, với lớp học
tương tác này không phải là lớp đòi hỏi các con phải có những điều kiện nào đó
thì mới tham gia được (khác với những lớp năng khiếu).
*
Cháu nhà em rất sợ học toán, xin anh chị tư vấn để cháu có thể tiếp thu dễ dàng
cộng trừ trong phạm vi 10 (Le Thu Ha, 36 tuổi, Lac Trung Hà nôi)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Mỗi trẻ em thông minh theo những cách khác nhau. Theo các chuyên gia nghiên cứu
về sự phát triển trí tuệ, có ít nhất 8 kiểu thông minh khác nhau: ngôn ngữ,
toán học, âm nhạc, xúc cảm... Mỗi trẻ em thường chỉ sở hữu một vài trong số
những kiểu thông minh này. Một số trẻ em tỏ ra vượt trội về mặt ngôn ngữ, nhưng
lại biểu hiện rất bình thường, thậm chí rất sợ những con số... điều này hoàn
toàn là bình thường trong lộ trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ không nên
quá lo lắng về điều này.
Vấn đề là, đừng bắt ép trẻ phải học thuộc những con
số, những phép toán cộng trừ trong phạm vi 10, cách tốt nhất hãy tạo ra những
trò chơi biến hóa với các con số, chẳng hạn, yêu cầu trẻ nhặt ra con số nào lớn
nhất trong một tập hợp 3-5 số hoặc yêu cầu trẻ sắp xếp thứ tự các số theo trật
tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại rồi yêu cầu trẻ lấy đi những số chẵn hoặc số
lẻ. Cũng vậy, yêu cầu trẻ nhận mặt một con số nào đó, ví dụ, số 5, tương ứng
với một nhóm đồ vật rồi yêu cầu trẻ tìm một nhóm đồ vật khác có số lượng tương ứng
với con số của mình và còn rất nhiều các trò chơi phát triển trí tuệ khác có
thể kích hoạt hứng thú học môn toán. Các phụ huynh có thể liên hệ với các
chuyên gia tâm lý trẻ em, chuyên gia tâm lý lâm sàng để được tư vấn chuyên sâu.
*
Tôi có bé gái chuẩn bị vào lớp 1. Cháu đã được học thêm trong 3 tháng hè. Hiện
nay cháu có thể đọc báo rất trôi chảy và đọc kịp phim phụ đề. Viết chính tả
tốt. Nhưng tôi rất lo khi vào lớp 1 cháu có thể ỷ lại không vì mình đã cho học
trước nhiều quá. Xin ý kiến tư vấn của Tiến sĩ. (Pham Van Co, 42 tuổi, E 002
chung cu A4 Phan xich long Phu Nhuan)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Chúng ta không phủ nhận có những cháu thực sự phát triển nổi trội hơn, thậm chí
là khá xa so với bạn bè cùng lứa. Những cháu này là những cháu có năng lực đặc
biệt, chính vì vậy cần phải có môi trường đặc biệt và phương pháp giáo dục đặc
biệt. Một đứa trẻ thể hiện những tố chất đặc biệt nhưng lại được giáo dục trong
môi trường mang tính phổ thông thì dần dần những "le lói" từ tuổi thơ
cũng có thể thuyên giảm khi lớn dần. Rất tiếc chúng ta chưa có những hệ thống
trường để cho các cháu học vượt trội tại thời điểm này.
Tôi được biết hệ thống trường VSK đang sắp cho ra hệ thống
trường để giúp cho các con em có khả năng học vượt trội theo học. Nếu điều này
sớm thành hiện thực thì rất nhiều cháu có thể tìm được môi trường học phù hợp
với mình.
Còn với cháu nhà mình, tôi thiết nghĩ bạn có thể duy
trì năng lực của con bằng cách cho con sáng tạo trong việc viết truyện tranh,
kể chuyện sáng tạo, bên cạnh các nhiệm vụ học tập ở nhà trường. Điều này có
nghĩa là chị sẽ phát triển về thiên hướng ngôn ngữ của con, còn nhà trường sẽ
đảm bảo nhiệm vụ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, chị cũng cần phải rèn cho
con nhìn nhận đúng về điểm mạnh của bạn cũng như điểm mạnh của mình để cho bé
không bị hình thành tích cách chủ quan, xem thường người khác và biết tôn trọng
mọi nhân cách.
*
Tôi có con gái thứ 2 năm nay vào lớp một, vợ chồng tôi không tạo sức ép nào vì
đã có kinh nghiệm từ đứa lớn, kiểu gì thì hết lớp một cũng sẽ đọc thông viết
thạo. Tuy nhiên ở nhà chị cháu cũng có dạy và cháu đã tự đọc được tuy chưa suôn
sẻ lắm, nhưng vì vậy tôi lại thấy cháu chủ quan vì tuyên bố lớp một dễ thế ạ.
Như vậy tôi có cần lên dây cót để tạo một ít sức ép cho cháu không? (Nguyễn Thị
Huyền, 39 tuổi, Mỹ đình - Hà nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Quả thực kinh nghiệm của chị là bài học sống động để nhiều phụ huynh vì những
kỳ vọng thái quá đã tạo sức ép không cần thiết lên những em bé chưa đầy 6 tuổi
bị ép buộc phải tham gia vào những lớp học trước. Với hầu hết trẻ em đã qua lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi đều được làm quen với chữ cái, với các con số... đều có khả
năng đọc thông viết thạo khi hết lớp 1.
Tuy nhiên, về mặt nhận thức luôn ý thức như vậy nhưng về
mặt tình cảm, khi nhìn thấy nhiều trẻ em khác được cha mẹ cho đến các lớp học
chữ học trước chương trình cha mẹ luôn cảm thấy sốt ruột, sợ con mình không
theo học kịp nên ít nhiều tìm cách dạy trước. Một số trẻ vì biết trước, thậm
chí biết đọc, biết làm toán rất dễ chủ quan, các bé thường tuyên bố "học
lớp 1 dễ lắm, những bài tập cô cho con thừa sức làm"... nếu liên tục như
vậy trẻ sẽ dần hình thành một tâm lý coi thường, chủ quan, lơ là, không dành
thời gian cho việc xem lại bài học.
Trong trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng những
cảnh báo nhẹ nhàng dưới dạng các trò chơi hay câu chuyện kể, ví dụ: chuyện cuộc
thi Rùa và Thỏ, các trò chơi ghép chữ, các trò chơi đoán số, các phép cộng nhẩm
trong đầu, để tạo hứng thú và qua đó, cảnh báo trẻ những lỗi, những sai lầm hay
thất bại của chính trẻ và biến những tình huống đó thành các cuộc trò chuyện
giúp bé hiểu ra khi mình biết rồi thì nên sử dụng thời gian còn lại để làm gì
cho có ích.
Các giáo viên cần được hướng dẫn những phương pháp
dạy học tích cực: dạy học cá biệt để biết cách giao những nhiệm vụ khó hơn cho
những trẻ đã biết rồi để những trẻ này phát huy được các năng lực trí tuệ,
những kinh nghiệm đã có, đồng thời không tạo sự nhàm chán. Những lời động viên
khi trẻ thực hiện thành công những yêu cầu cao hơn này và những nhắc nhở nhẹ
nhàng khi trẻ thất bại đều giúp bé học được cách hòa nhập với nhóm lớp.
*
Xin hỏi trẻ con 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 thì cần có những kỹ năng gì? Cách nào
để giúp trẻ làm quen với môi trường học mới và học được tốt (Tran Que Sa, 32
tuổi, 19 Huynh Thuc Khang)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Để chuẩn bị cho con vào lớp 1, chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều mặt. Thứ
nhất là chúng ta phải chuẩn bị về mặt động cơ học tập cho trẻ, tạo hứng thú cho
con trẻ với việc học tập, khơi dậy sự tò mò và mong muốn khám phá thế giới. Thứ
hai là trang bị cho trẻ một lượng kiến thức tiền khoa học để trẻ có thể tiếp
thu kiến thức của chương trình tiểu học. Thứ ba chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ
về một số các kỹ năng học tập và kỹ năng xã hội: kỹ năng viết, tư thế ngồi, kỹ
năng biết hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, sự tự tin...
Để trẻ làm quen với môi trường học mới, chị nên dành
thời gian cùng con đến ngôi trường mà con sẽ phải học, để chơi cùng con, giúp
con tìm hiểu, khám phá ngôi trường này. Và điều quan trọng là phải luôn tạo cảm
xúc tích vực cho con về ngôi trường con sẽ học, hãy nói với con về những người
thày, người cô và những người bạn tốt của con ở trường. Tất cả những điều này
để tạo cảm hứng cho con đến trường, khi con có cảm xúc tốt, tích cực thì quá
trình thích nghi của con sẽ nhanh hơn và con sẽ có điều kiện học tốt hơn.
*
Cháu nhà tôi 5 tuổi, rất ngoan, nghịch ngợm, trí nhớ tốt, tuy nhiên không tập
trung. Cháu có một trở ngại là tiếng Việt chưa tốt do ở nước ngoài tư khi sinh
và về nước được 2 năm. Cháu chỉ làm những việc mình thích, còn không thích thì
lờ đi, coi như không nghe thấy. Tôi hơi lo lắng cháu khó hòa nhập vào việc học
tập. Xin chuyên gia tư vấn. (Nguyễn Thị Thanh Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Sự phát triển của trẻ em là liên tục nhưng không đồng đều. Một số năng lực nào
đó, chẳng hạn trí nhớ, khả năng suy luận logic, khả năng ngôn ngữ phát triển
sớm hơn nhưng đồng thời một số những nét tâm lý nào đó lại gặp khó khăn, ví dụ,
khả năng tập trung chú ý, khả năng kiểm soát cảm xúc, kém tự tin, xung tính...
Điều này là hoàn toàn bình thường.
Trường hợp con của chị, sau một thời gian dài sống ở
nước ngoài khả năng tiếng Việt không bằng những trẻ khác, đây là một trở ngại
chính cho trẻ, trở ngại này nếu không được cha mẹ, các giáo viên tích cực hỗ
trợ trẻ có thể gặp những trở ngại đáng kể khi vào lớp 1. Tuy nhiên, cha mẹ
không nên quá lo lắng bởi vì tiếng Việt vốn là ngôn ngữ mẹ đẻ, con của chị sẽ
nhanh chóng vượt qua những khó khăn này nếu có sự hỗ trợ hợp lý của cha mẹ,
giáo viên. Trước hết, chị có thể sử dụng những bức tranh mà trẻ thích thú cùng
trẻ thi kể chuyện sáng tạo về bức tranh đó, bắt đầu từ chị hoặc bé: Ngày xửa
ngày xưa... Sau mỗi câu kể của chị hoặc bé chị yêu cầu bé nhắc lại hoặc kể
tiếp, cố gắng tạo ra những xúc cảm tích cực từ những tình tiết hấp dẫn của câu
chuyện. Đó là cách tốt nhất để tăng cường tiếng Việt cho bé.
Chị cũng có thể sử dụng những bài thơ, những bài hát
tập cho bé đọc thơ, hát... cổ vũ tối đa trong những thành công nho nhỏ này.
Hoặc sử dụng những bài hát, bài thơ thành những trò chơi phát triển ngôn ngữ
như mẹ đọc trước một câu thơ hoặc hát câu đầu, yêu cầu trẻ đọc tiếp, hát câu
tiếp theo, hoặc tạo ra những bài hát, những câu thơ liên khúc... để trẻ luyện
dần khả năng nghe, nói tiếng Việt. Tôi tin rằng, bằng cách này, chỉ trong thời
gian ngắn, con chị sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn này.
*
Con em năm nay 5 tuổi cháu rất tập trung vào việc tô bài nhưng mỗi lần tô bài
mà nó ra ngoài hoặc cháu thấy xấu là cháu không muốn tô nữa mà cháu muốn xé bài
đấy đi. Theo các chuyên gia thì em nên làm thế nào để cháu không cố tình như
vậy nữa? (Le Thi Ngoc Hoa, 29 tuổi, 316 b3 Thanh Xuan Bac)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Cháu nhà chị có biểu hiện của người rất là cầu toàn và nó cũng có mặt tốt và có
mặt sẽ là khó khăn. Để cháu có thể có những hành vi đúng hơn đối với chính việc
làm không hoàn tất của mình thì chị có thể nói chuyện với con về những việc làm
của mọi người. Ai cũng có thể có những việc làm rất hoàn thiện và cũng có thể
có việc chưa làm tốt lắm nhưng chúng ta cần phải thể hiện thái độ như thế nào
với những gì chúng ta chưa làm tốt. Chị có thể cho con xem những trích đoạn
video clip hoặc thông qua những câu chuyện kể của chị về những hành vi của đứa
trẻ phản ứng với những hành vi thất bại của bản thân. Chị hãy cho trẻ nhận xét
và lựa chọn xem trẻ muốn hành vi nào. Bởi khi trẻ đứng khách quan để nhìn thì
trẻ nhìn thấy rất rõ là nên hành động như thế nào. Và chính những câu chuyện và
hình ảnh này sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ về hành vi của mình nếu như trẻ không
hoàn thành được công việc như mong muốn.
Để rèn cháu thì còn có nhiều cách và phương pháp rất
khó để có thể nói đầy đủ ở đây. Anh, chị có thể gọi điện xin tư vấn.
*
Tháng 9 là cháu vào lớp 1, ban ngày tôi nhờ bà ngoại hay bố cháu dạy học, nhưng
cháu lảng tránh và chỉ cương quyết là chỉ mẹ dạy. Mong thầy cô hướng dẫn cách
thuyết phục để mọi người dạy cháu lúc tôi bận ? (Vu Nhu Hoa, 36 tuổi, 23/243
Giap Bat HN)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Tôi nghĩ cách làm của anh chị có vẻ không thực sự khoa học. Đúng là người lớn
có thể dạy trẻ học chữ, học làm toán nhưng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng
nếu như những người lớn đó không được trang bị những kiến thức về tâm lý học
đường, những kỹ năng sự phạm, những phương pháp dạy học khoa học có thể giúp
trẻ nhanh chóng học mà không nhàm chán. Tốt nhất là cha mẹ, ông bà không nên
làm thay phần việc của các giáo viên.
Các giáo viên được đào tạo ở các trường Đại học sư
phạm khoa Tiểu học suốt 4 năm với các chuyên gia tâm lý, các lý thuyết, các
phương pháp dạy học hiện đại vừa giúp trẻ học chữ, học làm toán mà lại giúp trẻ
phát triển trí tuệ, tạo sự tự tin, nuôi dưỡng hứng thú học đường.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các em bé
6 tuổi bình thường không hề biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 khi kết
thúc lớp 1 đều có thể đọc thông, viết thạo, vậy thì tại sao người lớn lại làm
những công việc vô ích này, thậm chí làm thương tổn: trẻ sợ học, lo sợ, lảng
tránh... điều này có nguy cơ dẫn đến thất bại học đường trong tương lai vì trẻ
không tìm thấy niềm vui, hứng thú, trẻ không được trải nghiệm những kỹ năng
tương tác với nhóm bạn, với thầy cô, không thấy sự khám phá những bài học là
niềm đam mê để dần hình thành hứng thú học đường.
*
Con em chuẩn bị vào lớp 1, bé rất thích học nhưng không chịu học từ cái bắt đầu
mà bé cứ mở đến trang nào là bắt bố mẹ dạy trang đó, bố mẹ nói hiểu gì cũng
không nghe, hoặc có nghe thì cũng chỉ một lúc là bé chán rồi đánh tháo không
học nữa. Vậy làm thế nào để giúp bé học tốt nhất đây ạ? (Nguyễn Thị Hồng, 28
tuổi, Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà- BĐ - HN)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa:
Nhiều trẻ rất khẳng định mình rằng mình có những quyền nhất định nào đó và có
thể thực hiện được điều đó. Thường thì người lớn bao giờ cũng theo một trật tự,
đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện, đó là logic của người lớn. Còn trẻ thì có
cái lý riêng của mình, đó là cái lý của cảm xúc, của ngẫu hứng và muốn tự khẳng
định. Vậy người lớn muốn dạy trẻ lúc đầu cần phải lựa theo trẻ, sẵn sàng cùng
trẻ bắt đầu từ trang giữa, sau đó có thể lần hồi dần về trang đầu bằng những
câu hỏi khơi gợi sự tò mò về những nội dung thuộc trang đầu và sau đó chúng ta
có thể áp đặt được trình tự của mình. Nếu chúng ta cương quyết phải bắt đầu từ
đầu ngay khi trẻ không muốn thì chúng ta cũng sẽ thất bại trong dạy trẻ. Vậy
nguyên tắc là chúng ta cần phải đồng lựa theo trẻ, sau đó chuyển hướng dần để
trẻ không có cảm giác bị áp đặt.
*
Tôi có con trai - vừa tốt nghiệp trường mầm non Hoàng Gia - Đội Cấn. Cháu lớn
hơn tuổi, biết đọc, làm toán ... Ở trường được đánh giá là thông minh. Dạo này
cháu rất bướng bỉnh, thường hay lý luận đến mức như là cãi lại. Tôi rất lo đến
trường cháu sẽ vẫn rất bướng bỉnh và thường xuyên tranh luận. Vậy mong thầy và
cô tư vấn. (Nguyễn Thị Châu, 38 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với rất nhiều trẻ em thông minh thường kèm theo cá tính bởi vì trẻ biết trẻ
có khả năng làm được cái gì, trong khi đó nhiều cha mẹ lại hay đánh giá thấp
trẻ, hay áp đặt những ý tưởng của mình lên trẻ, đòi hỏi trẻ phải thực hiện
những nhiệm vụ, những yêu cầu mà trẻ không thích. Điều tất yếu những trẻ thông
minh có cá tính thường không thích những sự áp đặt, thích làm theo ý mình,
thích lý luận, thậm chí cãi lại... Dưới con mắt của người lớn, đây là sự bướng
bỉnh, không ngoan. Thật ra, không phải như vậy.
Sự lý luận, sự bướng bỉnh của trẻ nhiều lúc là cơ
hội tốt để các phụ huynh trao cho trẻ cơ hội để được nói ra những ý nghĩ của
mình, để giải thích cho những hành vi của mình. Cha mẹ cần khuyến khích dù biết
rằng những giải thích của trẻ chưa hợp lý nhưng vẫn cần khen trẻ và tìm cách
đưa ra bằng chứng để trẻ nhận thấy những lý luận của mình có vẻ chưa hợp lý,
lúc đó trẻ có thể dễ dàng chấp nhận ý tưởng của người lớn.
Cha mẹ có thể thông qua trò chơi và các quy tắc chơi
để cùng tham gia chơi với trẻ, trong những tình huống nào đó cha mẹ đóng vai
những người chơi sai quy tắc, gặp lỗi, thậm chí tỏ ra bướng bỉnh để trẻ có cơ
hội tranh luận, giải thích với tư cách là người tuân thủ các quy tắc chơi, lúc
đó, cha mẹ sẽ nhận thấy giống như người lớn thực sự, những bướng bỉnh, lý luận
của trẻ trở nên thực sự có ích. Cha mẹ cũng giúp trẻ sử dụng những cách quan
sát sự vật, hiện tượng từ các góc độ khác nhau, ra khỏi những suy nghĩ khô cứng
để có cách nhìn của một đứa trẻ biết kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này rất
quan trọng để giúp trẻ thành công học đường.
*
Trưòng mầm non nơi con tôi học có tổ chức dạy tiếng Anh trong khi đó lại chưa
dạy viết tiếng Việt. Tôi có nên cho cháu học tiếng Anh trước cả học tiếng việt
như vậy không ? (Nguyen Lan Huong, 32 tuổi, Kim Mã, HN)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Đối với lứa tuổi mầm non, điều quan trọng số 1 với tất cả trẻ em Việt Nam là
phải làm chủ được tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là cầu nối văn hóa đối
với truyền thống, đối với gia đình, xã hội. Trong bất kỳ trường hợp nào thì
việc ưu tiên cho trẻ em Việt Nam sống trên đất Việt Nam vẫn phải là tiếng Việt.
Sự mất tự tin trong việc sử dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp hằng
ngày với các trẻ em khác là nguy cơ để lại những thương tổn, ảnh hưởng đến sự
phát triển tâm lý của trẻ, mặt khác những trẻ yếu tiếng Việt chắc chắn sẽ gặp
khó khăn khi vào học chương trình lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các giáo
viên sẽ gặp khó khăn khi tất cả các thông điệp truyền đạt tới bé là tiếng Việt
mà bé lại không hiểu.
Tuy nhiên, trong điều kiện giao lưu, hội nhập văn
hóa, tiếng Anh đang ngày càng trở thành ngôn ngữ quốc tế thông dụng, trẻ em
cũng cần biết thêm một ngoại ngữ, chẳng hạn tiếng Anh vì biết thêm một ngoại
ngữ cũng có nghĩa là hiểu thêm về một nền văn hóa có rất nhiều những đặc thù,
những tinh hoa. Điều quan trọng là học tiếng Anh vào lúc nào. Không có những
bằng chứng rõ ràng trẻ học song ngữ, học tiếng Anh sớm trong môi trường văn hóa
xã hội mà ngôn ngữ chính, hoặc ngôn ngữ thứ hai không phải là tiếng Anh lại
thành công hơn những trẻ học tiếng Anh muộn hơn vài ba năm.
Đối với những trẻ thực sự yêu thích tiếng Anh, cha
mẹ, gia đình có rất nhiều người nói được tiếng Anh và tiếng Anh trong gia đình
trở thành ngôn ngữ thứ hai thì việc cho học sớm tiếng Anh là điều rất có lợi vì
trẻ có môi trường thuận lợi để học tiếng không phải bằng mẫu câu, bằng học từ
mới mà sử dụng cách học tự nhiên, rất phù hợp với trẻ. Khi dạy tiếng Anh sớm
yêu cầu rất quan trọng là giáo viên phải có chứng chỉ sư phạm rất hiểu, rất có
kinh nghiệm dạy trẻ, dạy qua trò chơi, giảm thiểu việc giao những bài tập viết,
tăng cường tối đa các trò chơi trí tuệ để trẻ cảm nhận việc học đó dễ dàng và
thoải mái. Nếu trẻ thấy không thích thú hoặc sợ thì cách tốt nhất là không nên
ép trẻ.
Đối với hầu hết các trẻ em đủ tuổi, không có những
dấu hiệu bất thường về mặt phát triển trí tuệ đều không cần thiết phải theo học
những lớp luyện chữ đẹp, những lớp học trước chương trình lớp 1 trong hè. Đây
không phải là cách chuẩn bị khôn ngoan.
Khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1, điều quan trọng là giúp
trẻ tự tin, bạo dạn, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lưu loát, có khả năng hòa nhập
với các bạn trong lớp. Đây là cơ sở để giúp trẻ thành công học đường. Những lớp
học thêm về nhạc, họa, thể thao, những kỹ năng phát triển trí tuệ... thực sự
được trẻ thích thú là những khóa học cần thiết cho trẻ hơn là những lớp học
chữ.
Tuy nhiên, các phụ huynh không áp đặt, không kỳ vọng
thái quá, buộc trẻ học quá nhiều lớp, cần phải có thời gian nhiều để trẻ được
chơi, được khám phá thế giới tự nhiên, điều này vô cùng cần thiết cho sự hình
thành, sự tự tin, tính sáng tạo và hứng thú học đường sau này. Chúc các mẹ hãy
tìm được những phương pháp hợp lý, phù hợp với tâm lý của trẻ, để giúp những
thiên thần bé nhỏ của mình tự tin gặt hái những thành công học đường.
Nếu có những khó khăn, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại:
0936 333 963 và 043 762 4877.
Xin chân thành cảm ơn.
Đời sống
Ý kiến bạn đọc (1)
Bắt học sinh giờ học một cách thái quá không chỉ do
phụ huynh
Bắt học sinh giờ học một cách thái quá không chỉ do
phụ huynh mà còn do giáo trình giảng dạy của bộ giáo dục quá nặng nề làm các em
không học ngày học đêm thì không thể nào đuổi kịp lý thuyết nhiều không có các
môn giao lưu ngoại khoá tình trạng học vẹt làm các môn học trở nên nhàm chán và
thiếu thú vi. Cứ tình trạng này thì đừng mong gì các em có hứng thú học tập và
còn nảy sinh nhiều tiêu cực
( Trần Lương Hoài Nam )
PHÒNG GIÁO
DỤC MẦM NON
GIỚI THIỆU
BÀI:
Mùa hè,
cảnh giác tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả
(Trích từ nguồn Báo Tuổi
trẻ ngày thứ năm 17/6/2010)
TT - Về mùa nắng trẻ em thường mắc rất nhiều
bệnh như các bệnh viêm đường hô hấp, viêm não, sốt xuất huyết... trong đó đáng
lo ngại nhất là bệnh tả. Mới đây bệnh tả đã xuất hiện ở một số tỉnh thành, đặc
biệt là ở tỉnh Bến Tre. Không chỉ có trẻ em mắc tả mà ngay cả người lớn cũng
chiếm không ít.
Làm thế nào để nhận
biết nhanh về bệnh tả? Trước hết cần biết nguyên nhân gây ra tả: đó là vi khuẩn
Vibrio cholerae. Vi khuẩn này sản sinh độc tố ruột gọi là Enterotoxin. Tùy theo
cấu trúc kháng nguyên của phẩy khuẩn tả, người ta chia ra ba loại:
- Type huyết thanh
Inaba.
- Type huyết thanh
Ogawa.
- Type huyết thanh
Hikojima.
Tại VN thường hay gặp
chủng Inaba.
Vi khuẩn tả sống ở
nước ấm, nước lợ giàu chất dinh dưỡng và oxy. Vi khuẩn tả bị tiêu diệt ở nhiệt
độ 55OC sau một giờ và bị diệt sau 5 phút ở nhiệt độ 80OC.
Ánh sáng mặt trời khô hanh diệt vi khuẩn rất nhanh.
Trong điều kiện thuận
lợi, vi khuẩn tả có thể sống ở các môi trường khác nhau với thời gian khác nhau
như sau:
- Trong nước sông
rạch, vi khuẩn sống vài ngày.
- Trong đầm nước lợ,
vi khuẩn sống 3 -50 ngày.
- Trong nước giếng, vi
khuẩn sống 7-13 ngày.
- Nếu thức ăn bị nhiễm
bẩn, vi khuẩn sống từ 1-20 ngày.
Nếu có dịch tiêu chảy
cấp do tả xảy ra thì vi khuẩn lây lan qua nguồn nước nhiễm bẩn là chính, tiếp
đến là trái cây, rau sống được tưới bằng nước bị nhiễm phân hay phân chưa bị
hoại; thức ăn như sò, hến, tôm nấu chưa chín.
Biểu hiện triệu chứng
của bệnh tả là: nôn mửa xuất hiện đầu tiên, tiêu chảy xối xả, phân rất tanh,
đôi khi có màu như nước vo gạo, xuất hiện dấu hiệu mất nước rất nhanh. Đặc biệt
bệnh nhân không sốt.
Để phòng ngừa nhiễm
bệnh tả, nên ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi.
Phòng bệnh cụ thể: có
năm phương pháp phòng bệnh tả hiệu nghiệm:
- Sử dụng nước sạch,
đun sôi.
- Rửa tay sạch trước
khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi xử lý phân.
- Vệ sinh môi trường.
- Tránh dùng thức ăn
bị nhiễm bẩn và nguội lạnh.
- Khi ăn chung, sống
chung với bệnh nhân tả có thể uống một liều duy nhất Doxycyline.
BS HOÀNG TRỌNG TẤN (Đại học Y dược
Huế)
Bài
viết:
Lợi ích của việc học sớm ngôn ngữ thứ 2
ThS LÊ THỊ LIÊN HOAN
(Phó trưởng
Phòng GD Mầm non, Sở GD - ĐT TP.HCM)
TTO - Trước đây
người ta vẫn thường nghĩ: học ngôn ngữ thứ 2 ở lứa tuổi đang bắt đầu học tiếng
mẹ đẻ có thể khiến trẻ lẫn lộn, nhầm lẫn, từ đó ngăn trở việc học đọc - viết
sau này. Nhưng các nhà nghiên cứu về học song ngữ đã đưa ra những kết luận
hoàn toàn trái ngược và đáng kinh ngạc.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em
trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn. Barbara Lust, một
chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý phát triển trẻ em, cho rằng khả năng tập trung
chú ý cao là chìa khóa cho sự thành công trong học tập và là biểu hiện cao
nhất của khả năng sẵn sàng đi học ở trẻ mầm non.
1. Học ngoại ngữ giúp trẻ thông minh hơn
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm
nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự
phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn
trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ 2 hỗ
trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng
phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ
pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ
Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa
học nổi tiếng. Tiến sĩ Sujin Yang đã nghiên cứu quá trình học
ngôn ngữ của trẻ nhỏ hơn 30 năm, với trên 20 ngôn ngữ của các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới. Bà chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ
tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ mầm
non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ 2 khi được “tắm” trong môi
trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng
chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being bilingual). Đó
là:
• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ
sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm
thế tự tin.
• Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ
lẫn ngôn ngữ thứ 2).
• Khả năng quan sát đối chiếu, so
sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn
thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng
nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
2. Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu
quả:
• Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường
xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.
• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn
ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng
cực kỳ quan trọng việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói -
đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, chuyện, bài hát
qua băng cassettes.Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay
có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho
cha mẹ lựa chọn.
• Trẻ không nhất thiết phải hiểu
những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất
nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn
ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính: ai đang ra
lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui…Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều
lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng.
Ví dụ: đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con
chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy
đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ
• Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải
chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một
cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn
nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư (spontaneousness), không gò bó, không
biết ngượng gập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã
hội.
• Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe
thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi
bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc
điểm hoạt động nhận thức của chúng.
• Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này,
hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing).
Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch
chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn chỉ học tiếng mẹ đẻ.
(Nguồn từ báo
Tuổi Trẻ , thứ sáu 30/04/2010)
Kính
gửi:
- Tổ
Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện;
- Ban Giám hiệu
các Trường Mầm non
Phòng Giáo dục Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
giới thiệu về bài viết “Mắt trẻ sáng thành mờ vì vật nhọn”
. (Nguồn từ: Báo Tuổi trẻ ngày thứ hai 5/4/2010)
Bị vật nhọn đâm vào mắt, té xuống đường bị đá,
bụi bắn vào mắt là những chấn thương gặp hằng ngày tại khoa nhi Bệnh viện Mắt
TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay số bệnh nhi nhập viện tại
Bệnh viện Mắt TP.HCM do bị chấn thương mắt tăng, khoảng 4-5 trẻ/ ngày.
* Từ sáng thành mờ
Chiều 1-4, khoa nhi Bệnh viện Mắt TP.HCM tiếp
nhận bé gái L.Q.C., 2 tuổi, bị dao đâm vào mắt. Người nhà bệnh nhi kể lại
khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, cháu C. với được con dao mẹ cháu dùng cạo hạt điều
xuống chơi và sơ ý bị dao đâm vào mắt.
Người nhà nhìn vào mắt cháu thấy rách cả tròng
đen vội đưa cháu đến bệnh viện. Cháu C. được chẩn đoán bị rách giác mạc,
phòi mống mắt, đục vỡ thủy tinh thể do chấn thương.
Bác sĩ Võ Thị Chinh Nga - phó khoa nhi Bệnh
viện Mắt TP.HCM - nhận định mắt của cháu bé chắc chắn sẽ không trở lại bình
thường, cháu sẽ được khâu giác mạc bảo tồn và sẽ có sẹo trên giác mạc. Chưa kể
cháu C. phải được mổ thêm một lần nữa để lấy thủy tinh thể vỡ ra, sau đó đặt
thủy tinh thể nhân tạo vào.
Còn cháu N.H.N.T., 11 tuổi, ngụ ở Phan Thiết,
Bình Thuận, lại bị rách giác mạc, có mủ đầy trong mắt.
Cháu T. kể trong lúc trèo lên cây hái xoài đã
bị một cành cây khô đâm vào mắt. Sợ mẹ la nên cháu nói dối: “Con bị cát bay vào
mắt”.
Thấy con cứ dụi mắt, mắt ngày càng đỏ, thậm chí
không thể mở mắt ra được, người mẹ lo sợ đưa con đến Bệnh viện Mắt TP.HCM kiểm
tra. Lúc này, các bác sĩ chẩn đoán cháu T. không còn khả năng nhìn được nữa mà
chỉ hi vọng giữ được mắt cho cháu.
* Đến sớm, mắt còn
Cùng bị chấn thương mắt nhưng mỗi trẻ đến bệnh
viện với một câu chuyện khác nhau.
Cháu bị dao nhọn đâm vào mắt, cháu bị té xuống
đường sau đó đá nhọn đâm vào mắt, cháu bị bạn cầm bút nhọn chơi đùa vô tình ngòi
bút đâm ngay vào mắt, cháu nhặt được ống tiêm chơi không ngờ bị mũi tiêm quay
ngược đâm vào mắt, các cháu chơi kiếm nhựa vô tình đâm vào mắt nhau.
Có người mẹ đang cầm dao gọt trái cây, một cháu
bé đụng vào tay mẹ làm dao đâm vào mắt một cháu khác ngồi cạnh đó...
Rất nhiều tình huống dẫn đến chấn thương mắt ở
trẻ em, nhưng theo bác sĩ Chinh Nga, “thủ phạm” gây chấn thương nhiều nhất là
các vật sắc nhọn như dao, que gỗ, que sắt, ngòi viết, kim khâu...
Do vậy, bác sĩ Chinh Nga khuyên các bà mẹ cần
canh chừng và giảng giải cho trẻ hiểu không nên dùng vật nhọn trong lúc chạy
nhảy, chơi đùa...
Trẻ bị chấn thương mắt được đưa đến bệnh viện
điều trị sớm bao giờ cũng đem lại hiệu quả tốt nhất trên cùng một chấn thương.
Đặc biệt, với những trường hợp bị chấn thương mắt bên trong, xuất huyết trong
mắt, nếu được điều trị sớm nhiều khả năng giữ được mắt cho bệnh nhi, với những
trường hợp bị rách giác mạc ít có thể phục hồi thị lực.
Còn bệnh nhân đến điều trị trễ, chấn thương ở
mắt có thể gây mủ trong mắt, làm mất chức năng thị giác, cho dù giữ được mắt
nhưng mắt không thể linh hoạt như trước. Khi mủ trong mắt quá nhiều, không đáp
ứng thuốc điều trị, các bác sĩ đành phải múc bỏ mắt để không ảnh hưởng đến
những cấu trúc còn lại.
Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị chấn thương mắt,
cha mẹ nên đưa trẻ đến khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời; tránh
những trường hợp sau chấn thương nhìn mắt vẫn chưa có biểu hiện gì, nhưng khi
để 2-3 ngày sau sẽ bị viêm mủ nội nhãn (mủ đầy trong mắt) làm mất thị lực, nặng
hơn nữa có thể sẽ phải múc bỏ mắt.
Cách sơ cứu khi bị chấn thương mắt
Theo bác sĩ Chinh Nga, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng cho quá trình điều
trị chấn thương mắt.
- Với những chấn thương nhẹ như hạt cát, mạt sắt hay bụi vào mắt nên nhỏ bằng
thuốc nước NaCl 0,9%, cứ 2-3 giờ nhỏ một lần, đồng thời đến ngay bệnh viện
lấy dị vật ra khỏi mắt và được nhỏ thuốc chống nhiễm khuẩn.
Trong lúc này không nên dùng tay dụi mắt hoặc dùng bông gòn, giấy để lấy dị
vật, bởi tay dơ hoặc bông gòn, giấy có thể làm mắt nhiễm trùng và dị vật vào
sâu thêm trong mắt.
Nhiều người còn tự ý mua thuốc không đúng chỉ định về nhỏ mắt. Lúc đầu nhỏ
thuốc vào có cảm giác mát mắt, mắt bớt đỏ, nhưng sau đó thuốc lại làm hệ miễn
dịch liệt dần, vô tình tạo môi trường tốt cho vi nấm phát triển mạnh.
Từ chỗ mắt chỉ bị trầy xước giác mạc lại dẫn đến loét mủ, nhiễm trùng nặng có
thể phải múc bỏ mắt.
- Nếu mắt bị thủng hoặc vỡ nhãn cầu (mắt sưng to, chảy máu, nhìn mờ hoặc đau
nhức) tránh băng chặt hoặc đè ép mắt vì có thể làm mắt tổn thương nặng hơn.
Chỉ cần băng nhẹ rồi đến ngay bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý, giảm nguy
cơ nhiễm trùng và bớt tỉ lệ lây qua mắt kia.
- Khi bị hóa chất, nước axit bắn vào mắt, phải rửa ngay mắt với nước sạch.
Nhưng nếu hóa chất là vôi thì không được rửa nước mà phải đến bệnh viện ngay
để gắp vôi ra.
Mắt bị bỏng do hóa chất kiềm (xút, amoniac...) trong những giờ đầu dễ bị
người bệnh lầm tưởng là nhẹ vì giác mạc còn trong, nhưng sau đó có thể gây mù
vì hóa chất sẽ gây đục giác mạc và viêm màng bồ đào, vì vậy cần rửa ngay mắt
với nước sạch và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Mắt bị bỏng sẽ được truyền dịch dẫn lưu để loại dần hóa chất, nếu nặng sẽ
được can thiệp bằng phẫu thuật.
|
Phòng Giáo dục Mầm non - Sở GD&ĐT thành phố
Giới thiệu với các đơn vị mầm non
bài viết
"Mẹ ơi, con muốn được
tôn trọng"
Bố mẹ luôn yêu thương và dành
cho con những điều tốt đẹp nhất! Thế nhưng trong cách giáo dục, tron cuộc sống
hàng ngày, bố mẹ lại luôn phạm sai lầm là thiếu tôn trọng con!
* Áp đặt
Ở Việt Nam, con ngoan là phải biết nghe
lời. “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Hầu hết, các bố mẹ đều luôn muốn con
phải “phục tùng” mọi ý kiến của người lớn. Đơn giản
như mặc bộ quần áo này, ăn món này cho bổ dưỡng trong khi ngày nào cũng phải
ăn, con đã ngán lắm, học thêm tiếng Anh trong khi con lại chỉ thích học vẽ, con
phải học trường song ngữ trong khi con chỉ muốn học ở trường gần nhà với các
bạn cùng khu tập thể... Và khi con lớn lên, học ngành gì, ra làm việc ở đâu
cũng là theo “chủ ý” của bố mẹ.
*
Không được bày tỏ ý kiến riêng
Mỗi khi con lên tiếng hoặc bày tỏ ý kiến riêng của mình có nghĩa là đã
“chống đối” bố mẹ. Nếu con dám góp ý, bàn luận về ý kiến của bố mẹ, con thường
bị coi là hỗn, láo, bướng bỉnh. Những mầm mống nổi loạn này phải bị dẹp ngay từ
trong trứng nước.
Vì thế, con thường không dám tâm sự những chuyện riêng,
chuyện khó nói (chuyện tình cảm, lạm dụng tình dục...) với cha mẹ. Con biết kết
quả của những lần tâm sự như thế, con sẽ bị mắng, ngăn cấm chứ không phải chia
sẻ và những lời khuyên. Chỉ đến khi con phạm lỗi, mọi chuyện không thể cứu vãn
được, cha mẹ lại lên tiếng trách cứ: “Sao không nói với mẹ?”.
Mẹ hãy luôn cởi mở và
lắng nghe con nói
để trở thành người
bạn thực sự của con
* Coi thường và chê cười con
Mỗi người đều có những nhược điểm và ưu điểm
nhất định. Con hay bố mẹ đều không phải là trường hợp ngoại lệ. Có bé chậm
chạp, có bé nhanh nhẹn, có bé khéo léo, có bé lại vụng về hơn. Có bé gầy, bé
béo, bé xinh và bé da đen...
Bố mẹ và người lớn hay lấy những đặc điểm riêng
(thường là đặc điểm không tốt) của bé để trêu trọc hay làm trò đùa, cười cợt,
chế giễu. Hoặc mỗi khi bé mắc lỗi lại đem những đặc điểm đó ra để mỉa mai. Điều
đó sẽ làm bé vô cùng bị tổn thwuowng và mất tự tin.
Khi chơi với bạn bè, bé thường chỉ nhìn thấy ưu
điểm, ít nhận thấy nhược điểm của bạn. Nếu bố mẹ chê cười và chế giễu bạn bè
của con, bé cũng cảm thấy bị ức chế. Và điều này sẽ làm bé có cái nhìn không
tích cực về bạn bè hoặc làm hạn chế sự giao tiếp của bé với bạn bè.
* Không quan tâm tới sở thích của con
Mỗi bé đều có những sở thích riêng, tùy theo
giới tính hay lứa tuổi như chơi búp bê, sưu tập tem, đọc truyện tranh, xem hoạt
hình... Nhưng bố mẹ hầu như ít quan tâm và không ủng hộ những sở thích
riêng của bé.
Nhiều bố mẹ còn ngăn cản những sở thích đó một
cách quá đáng như cấm đoán, trách phạt, đánh đòn, chỉ muốn con chăm chỉ chú tâm
và học mà thôi. Chính những điều này khiến bé sau này lớn lên sẽ “học” ở
bố mẹ sự áp đặt, thiếu tôn trọng những ý kiến cá nhân của người khác.
Bố mẹ nuôi con khôn lớn, lo cho con đầy đủ mọi
điều kiện vật chất để con học tập, mua cho con những bộ quần áo đẹp nhất, những
món ngon nhất và những đồ chơi đắt tiền... Tất cả những điều đó chưa đủ đối với
bé. Hơn hết, con cần bố mẹ tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để có một cuộc sống
lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần.
Theo
Gia Đình
Phòng Giáo dục Mầm non
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Giới thiệu bài viết:
(Từ nguồn:
Báo Thanh niên ngày 11/3/2010)
Thực phẩm cần thiết cho trẻ
Một số loại thực phẩm
rất cần có mặt trong bữa ăn hằng ngày của trẻ vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
và cũng rất dễ ăn nếu bạn biết chế biến đúng cách.
* Phô-mai
Phô-mai cung cấp nhiều
canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn một
miếng phô-mai 125 milligrams. Đối với trẻ 1 tuổi, cần 500 milligrams/ngày, trẻ
từ 2-8 tuổi cần 800 milligrams/ngày. Nếu trẻ ngán ăn phô-mai thì có thể kết hợp
nấu với các loại rau cải hoặc món pasta để làm đa dạng khẩu vị cho bé.
* Cà rốt
Cà rốt rất giàu chất
beta-carotene. Có thể "biến" nó thành một loại trái cây bằng cách gọt
vỏ ngoài, rửa sạch rồi cho vào túi ni-lông để trẻ mang theo đến trường làm quà
vặt trong giờ nghỉ, hoặc mang theo khi đi picnic, hoạt động thể thao. Đối với
trẻ ở tuổi tập đi, hấp cà rốt chín mềm rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ để trẻ
dễ ăn.
* Khoai tây nướng
Thay vì cho trẻ ăn món
khoai tây chiên đẫm dầu mỡ thông thường, bạn có thể làm món khoai tây nướng -
vừa cung cấp kali, chất xơ, lại ít béo.
* Ngũ cốc
Là nguồn vitamin và
khoáng chất dồi dào, trong đó chất sắt và vitamin B rất tốt cho tế bào máu. Nên
dùng ngũ cốc làm bữa ăn sáng cho trẻ mỗi ngày.
* Bông cải xanh
Trẻ có thể hấp thụ
được nhiều canxi và vitamin C trong món bông cải xanh. Đơn giản nhất là luộc,
hoặc có thể làm bánh pizza phủ đầy bông cải xanh, vừa đẹp mắt, lại ngon miệng,
hấp dẫn. Ngoài ra, các loại rau cải trộn và các loại đậu cũng cung cấp nhiều
protein, vitamin B, chất xơ. Nên nấu canh, súp hoặc trộn với cơm cho trẻ dễ ăn.
* Nước cam
Nước cam nguyên chất
là nguồn dinh dưỡng tự nhiên chứa nhiều vitamin C, chất xơ và kali, giúp trẻ
củng cố thêm nguồn canxi, là lựa chọn tốt để thay thế trong trường hợp trẻ
không hảo sữa.
* Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng giàu
protein. Phết bơ lên bánh mì hay pha loãng với nước trộn kèm cần tây, táo xắt
miếng mỏng hay các khoanh chuối tròn, cũng trở thành món ăn bổ dưỡng, dễ
"dụ" trẻ.
* Trái kiwi
Kiwi được cho là chứa
nhiều vitamin C hơn cam, nó cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể
chống lại các tác hại hằng ngày.
* Trứng
Món trứng bác tập hợp
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong quá trình phát triển, đặc biệt là
với bé trai để phát triển cơ bắp (do có vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt
canxi).
Thủy
Linh
Phòng Giáo dục Mầm non
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Giới thiệu bài viết:
(Từ nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 31/3/2010)
Học với... nắp hộp sữa
Bộ
dụng cụ dạy học của cô giáo Nguyễn Thanh Nhàn có rất nhiều nắp hộp sữa để làm
con rối kể chuyện và dạy các bé học văn, làm toán... Bộ dụng cụ ấy đã được
Thành đoàn TP.HCM trao giải A hội thi “Tuổi trẻ làm theo lời Bác” 2009.
Cô Nguyễn Thanh Nhàn hướng dẫn các bé kể chuyện qua dụng cụ là những
nắp hộp sữa do cô thiết kế -
Bộ dụng cụ được
tái chế từ những vật bỏ đi nhưng lại kích thích tính sáng tạo của các bé.
Là bí thư chi
đoàn Trường mầm non Họa Mi 1 (Q.5), ý tưởng dùng vật liệu tái chế đã được cô
Nhàn truyền đến đồng nghiệp trong chi đoàn: mỗi cô giáo sẽ thiết kế những dụng
cụ từ một loại vật liệu tái chế. Có cô đăng ký thiết kế từ các chai uống nước,
cô khác lại đăng ký thực hiện các đồ chơi từ vỏ hộp sữa tươi, ống hút... tất cả
đều từ vật bỏ đi.
“Sử dụng vật bỏ
đi là cách tiết kiệm và mang tính giáo dục các bé ngay từ nhỏ. Các bé sẽ hiểu
loại rác nào phân hủy được, loại rác nào có thể sử dụng lại cho mục đích khác.
Hơn hết đấy là bài học về tinh thần tiết kiệm mà Bác đã dạy” - cô Thanh Nhàn
chia sẻ.
Năm ngoái, giờ
học của các bé lớp chồi bắt đầu bằng câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng được cô
Nhàn thiết kế trên hai nắp hộp sữa cuốn hút các bé. Nắp hộp sữa dưới bàn /tay
“biến hóa” của cô bằng cách gắn thêm những miếng mút xốp đầy màu sắc, khi thì
các bé tưởng tượng là ngôi nhà, chỉ cần bỏ cánh cửa thêm hai con mắt và chiếc
miệng xinh xắn cùng chùm tóc cột cao thành cô bé, rồi ông Bụt hiện ra khi thêm
chùm râu dài... Câu chuyện được cô kể qua hình ảnh của hai nắp hộp sữa. Cuối
cùng lúc cô mở hai nắp hộp sữa ra, đóa cúc trắng được giấu sẵn giữa hai nắp hộp
bung lên, bé nào cũng ồ lên thích thú.
Năm học này cô
phụ trách lớp lá, chuẩn bị cho các bé bước vào lớp 1, cô Nhàn lại tìm tòi thiết
kế bộ dụng cụ từ nắp hộp sữa để các bé sử dụng trong giờ học văn, làm toán...
Giờ học văn, khi muốn các bé tả chiếc lá, nhành hoa cô dán sẵn những bông hoa,
chiếc lá được cô tự làm từ những mẩu giấy vụn và cắt những chữ cái ghép lại
thành tên để các bé /dễ nhận diện. Cô Nhàn thiết kế để các bé lắp ghép những
mảnh nhỏ từ các nắp hộp sữa, giúp bé biết phép toán cộng trừ...)
Mỗi khi làm đồ
dùng học tập, cô cũng để các bé được tham gia góp ý. Trò chơi ghép hình được
thiết kế ban đầu khá đơn giản bằng cách cắt nhỏ những vỏ hộp sữa theo đường
thẳng, các bé chơi chút xíu đã nói “nhìn vào là em biết cái nào ghép với cái
nào ngay”. Hôm sau cô cắt thành những hình so le, răng cưa để các bé phải động
não tính toán và tiết học ghép hình lại cuốn hút các bé nhiều hơn.
“Làm cô giáo mầm
non việc trước tiên là phải thu hút được trẻ, đôi khi lời góp ý của các bé lại
là đòi hỏi cho mình có thêm nhiều tìm tòi mới” - cô Nhàn tâm sự. Tiết kiệm tiền
mua đồ chơi cho nhà trường và sức lao động của các cô trong giờ dạy cũng là một
cách mà cô bí thư chi đoàn phát động cả chi đoàn cùng thực hiện.
Bộ dụng cụ có một
không hai của cô Nhàn trở thành phép nhân được các cô khác phát huy khi sử dụng
các vật liệu tái chế khác trong thiết kế đồ chơi mang tính giáo dục các bé. Bởi
lẽ quá trình giáo dục là chuẩn bị cho trẻ trở thành “những người học vui vẻ,
những người học tò mò và những người học tốt bụng”. Cô Nhàn cho biết: “Hướng
đến mình sẽ thiết kế để các con rối có thể cử động được, như thế các bé mới
không chán”.
Và trong Tháng
thanh niên này, chi đoàn của các cô giáo mầm non Họa Mi 1 đang thực hiện chương
trình xếp túi giấy tặng các tiểu thương nhằm tuyên truyền giảm sử dụng túi
nilông, hưởng ứng Tháng thanh niên hành động vì môi trường.
KIM
ANH
Kính gửi:
- Tổ
Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện;
- Ban Giám hiệu
các Trường Mầm non
Phòng Giáo dục Mầm non - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
giới thiệu về bài viết được trích từ nguồn báo Thanh Niên ngày thứ sáu
16/4/2010:
TRẺ BỊ CẬN,
LOẠN THỊ KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ THỂ BỊ MÙ
Hiện
nay, trung bình một ngày tại khoa Mắt trẻ em - bệnh viện Mắt T.Ư có hơn
150 ca khám về tật khúc xạ.
* Tầm nhìn hạn chế
Theo chỉ định của bác sĩ, chị Nguyễn Thị
Hoa (ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) đưa cô con gái 3 tuổi đi tập chức năng phục hồi
mắt. Chị buồn rầu kể, lúc con 2 tuổi, gia đình đã thấy mắt cháu có dấu hiệu bị
lé nhưng không đưa con đi khám ngay vì nghĩ sau này lớn lên cháu sẽ khỏi. Nhưng
đến khi gần 3 tuổi, mắt cháu càng bị lé nặng hơn, những đồ vật để gần nhiều khi
cũng không thể nhìn thấy. Lúc này chị Hoa mới đưa con đến gặp bác sĩ thì được
biết cháu bị loạn thị, khả năng nhìn chỉ còn 4/10. Trường hợp của anh Trần Văn
Long (H.Hải Hậu, Nam
Định) còn đen đủi hơn khi cô con gái đã 7 tuổi nhưng vẫn chưa một ngày cắp sách
đến trường. Cháu phải mổ mắt vì độ chênh lệch giữa hai mắt quá lớn. Cũng chỉ
đến khi bác sĩ khám mới phát hiện bé Hải có một mắt bình thường, còn một mắt
cận 12 đi-ốp. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp.
Bác sĩ Hoàng Cương, bệnh viện Mắt T.Ư
nhấn mạnh, nguyên nhân gây các bệnh tật khúc xạ ở trẻ nhỏ ngoài yếu tố bẩm
sinh, di truyền, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, còn do tầm nhìn của trẻ bị
hạn chế vì cuộc sống ngày càng đô thị hóa. “Cha mẹ cứ tưởng trẻ ngồi hàng giờ
ngoan ngoãn trước màn hình là tốt mà không biết rằng trẻ suốt ngày bị nhốt
trong nhà, xem ti-vi quá nhiều, không có không gian rộng để vui chơi, ngắm nhìn
đã làm tăng nguy cơ bị cận, loạn thị dù chưa đến tuổi đi học”, bác sĩ Cương
nói.
* Không điều trị sớm có thể mù
Theo BS. Lê Thúy Quỳnh (khoa Mắt trẻ em,
bệnh viện Mắt T.Ư), trẻ dưới 18 tuổi không có chỉ định phẫu thuật chữa
tật khúc xạ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do phát hiện muộn, độ chênh lệch
giữa hai mắt vượt quá 5 đi-ốp nên vẫn phải tiến hành mổ. Nếu để trẻ đeo kính
với độ lệch lớn sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu kéo dài.
Nhiều trẻ mắt không có độ lệch khúc xạ
lớn, nhưng do không phát hiện sớm để điều trị nên dẫn đến hậu quả khôn lường.
Lý giải điều này bác sĩ Quỳnh cho biết: “Hệ thống thị giác của trẻ chưa hoàn
thiện, do đó nếu có tật khúc xạ mà không đeo kính sớm, hình ảnh võng mạc sẽ
không rõ nét, ngăn trở quá trình phát triển bình thường của mắt, có thể dẫn tới
nhược thị và lé, thậm chí là mù lòa. Quá trình phục hồi nhược thị cũng sẽ mất
nhiều thời gian và tiền bạc nếu trẻ quá 10 tuổi”.
Các bác sĩ khuyến cáo, nên cho trẻ đi
kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở
mắt như lác, trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn
mờ, kết quả học tập giảm sút. Nếu phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù
hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng. Bên cạnh đó, cha mẹ
cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, mắt cách mặt chữ khoảng
30cm; phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn học
để phía đối diện với tay cầm bút; bố trí thời gian học và vui chơi ngoài trời
hợp lý; không đọc sách, xem ti-vi, chơi vi tính quá 2 giờ liên tục; không đọc
sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống
điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ.
Châu
Anh
PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON - SỞ
GD&ĐT
GIỚI THIỆU BÀI VIẾT
Chứng
“đen da nếp gấp” ở trẻ béo phì
(Nguồn từ báo Tuổi trẻ, thứ Sáu ngày 11/06/2010)
TT - Một dấu hiệu có tính cảnh báo về khả năng mắc bệnh đái tháo đường ở
trẻ béo phì.
Đen da ở các nếp gấp
do tăng sắc tố da thường gặp ở các vùng nếp gấp lớn trong cơ thể bao gồm vùng
cổ, nách, bẹn, dưới vú... Trong y học gọi đây là chứng gai đen, là một triệu
chứng liên quan đến một số bệnh lý, trong đó phổ biến nhất do nguyên nhân béo
phì.
Chỉ báo hiện tượng đề kháng insulin
Triệu chứng này đang
khá phổ biến ở trẻ em đến khám béo phì tại phòng khám dinh dưỡng nhi Trung tâm
Dinh dưỡng TP.HCM (hiện tại cứ bốn trẻ béo phì thì có một trẻ bị đen da nếp
gấp).
Thông thường, người
nhà bệnh nhân không biết và thường cho rằng đen da vùng nếp gấp này là do bệnh
nhân bị đóng cáu bẩn hay do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, do một bệnh
về da liễu... Nhưng thật ra sạm da không phải là các nguyên nhân kể trên mà do
bệnh béo phì gây ra.
Chứng đen da vùng nếp
gấp là triệu chứng báo hiệu bệnh nhân béo phì có kèm hiện tượng đề kháng
insulin trong cơ thể (insulin là một hormon liên quan đến chuyển hóa đường
glucose trong cơ thể, nếu thiếu hay bị đề kháng có thể gây bệnh đái tháo
đường). Đề kháng insulin là một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh
đái tháo đường và tim mạch...
Bệnh nhi béo phì có
sạm da thường kèm theo vòng bụng to do tích lũy nhiều mỡ bụng, có thể có đường
và mỡ trong máu tăng, gan nhiễm mỡ trên siêu âm.
Chứng sạm da trong béo
phì không có phương pháp hay thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là
các biện pháp ăn kiêng và tăng cường vận động để giảm cân. Nếu điều trị bệnh
béo phì tốt, chứng sạm da có thể mờ dần và khỏi hẳn. Thuốc bôi tại chỗ có tác
dụng điều trị triệu chứng, tăng cường tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Béo phì ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái
Tại Trung tâm Dinh
dưỡng TP.HCM, theo thống kê tỉ lệ trẻ trai đến khám béo phì chiếm nhiều hơn trẻ
gái (63%) và bệnh nhân tập trung nhiều ở lứa tuổi tiền dậy thì (8-12 tuổi)
chiếm 60% tổng số trẻ đến khám béo phì. Vì vậy, với các gia đình có con trai và
trong lứa tuổi trên nên theo dõi tư vấn cân nặng nếu thấy bé mập hơn bạn cùng
lứa tuổi và tăng cân nhanh.
Trẻ béo phì gia tăng nguy cơ bệnh tật
Thống kê ở các trẻ béo
phì đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy trẻ có tăng huyết áp
(32,1%), tăng đường trong máu (7%), tăng mỡ máu (20%) và gan nhiễm mỡ trên siêu
âm (50%). Các biến chứng này xuất hiện sớm ở trẻ béo phì chứ không phải đợi đến
khi trưởng thành mới mắc như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngoài ra trẻ em béo
phì cũng có thể mắc các bệnh lý khác như khó thở khi ngủ, hay nhức đầu, biến
chứng ở khớp (đau khớp hông, khớp gối, giới hạn vận động) và có nguy cơ mắc một
số loại ung thư.
Một số trẻ béo phì có
khuynh hướng tự ti, không hài lòng với hình dáng cơ thể do đó có thể dẫn đến
bệnh trầm cảm.
Dự phòng béo phì ở trẻ em
Hạn chế cho trẻ thường
xuyên dùng thức ăn, thức uống ngọt, thịt mỡ, thức ăn nhanh và các món chiên
ngập dầu, ăn trễ sau 20 giờ. Cho trẻ tăng cường ăn rau và trái cây.
Hạn chế thời gian trẻ
giải trí trước màn hình (tivi, vi tính) không quá hai giờ mỗi ngày.
Cho trẻ vận động thể
lực cường độ trung bình (thể dục thể thao, chạy giỡn...) ít nhất 60 phút mỗi
ngày.
Lưu ý chế độ ăn, vận động ở trẻ béo phì
- Không kiêng
sữa. Nhiều phụ huynh thấy con mập thì không cho uống sữa.
Nhưng nếu trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì mà kiêng sữa sẽ làm trẻ
không phát triển hệ xương và chiều cao tốt. Vấn đề là chọn loại sữa không đường
hoặc giảm béo.
- Không kiêng
ăn sáng. Một số trẻ béo phì chọn giải pháp bỏ ăn sáng để giảm năng
lượng. Nhưng điều này nguy hiểm vì sẽ làm giảm khả năng học tập, trẻ buồn ngủ,
thiếu tập trung do hạ đường huyết. Ngoài ra cơ thể có xu hướng đói và sẽ ăn bù
sau đó trong ngày. Điều này lại làm tăng béo phì vì cơ thể có xu hướng tích tụ
năng lượng khi ăn trễ trong ngày.
- Tập ăn chậm. Đa
số trẻ béo phì có xu hướng ăn rất nhanh. Một bữa cơm trẻ ăn 5-10 phút là xong.
Ăn nhanh làm trẻ chưa thỏa mãn cảm giác đói, trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn so
với nhu cầu. Do đó trẻ béo phì nên ăn chậm, một bữa cơm kéo dài ít nhất 20 phút
để trẻ có cảm giác no và ăn vừa đủ nhu cầu.
Để đạt được điều này
có thể cho trẻ ăn một bát canh vào đầu bữa ăn trước khi ăn cơm, tập trẻ nhai kỹ
thức ăn nhiều lần trước khi nuốt, dạy trẻ thỉnh thoảng đặt đũa xuống nghỉ hoặc
trò chuyện với các thành viên khác trong bữa ăn cũng giúp kéo dài bữa ăn.
- Chỉ ăn ba
bữa/ngày. Ở một số trẻ, ăn cơm chiều trước khi đi học thêm và ăn
thêm bữa tối sau khi đi học thêm về cũng là một nguyên nhân gây tăng cân. Phòng
tránh trường hợp này bằng cách cho trẻ ăn chiều trước khi đi học thêm, sau khi
đi học về không cho trẻ ăn thêm.
Nếu trẻ đói có thể ăn
nhẹ, như một cốc sữa không đường hay ít trái cây không ngọt chứ không nên ăn
thêm một bữa cơm nữa.
ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG
(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
Phòng Giáo dục Mầm non – Sở
Giáo dục và Đào tạo
Giới thiệu bài viết “Trẻ sơ
sinh học cả trong giấc ngủ”
(Trích từ nguồn: VNExpress)
Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần
kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong
giấc ngủ.

|
Ảnh minh họa:
mychildhealth.net.
|
Telegraph đưa tin các nhà
khoa học của Đại học Florida,
Mỹ kiểm tra quá trình xử lý thông tin trong não 26 trẻ sơ sinh khi các em đang
ngủ. Tất cả trẻ mới chào đời được một hoặc hai ngày khi thử nghiệm diễn ra.
Họ bật một giai điệu nhạc
rồi liên tục thổi nhẹ vào mi mắt của các bé. Sau khoảng 20 phút, mi mắt của 24
trẻ khép chặt hơn – dấu hiệu cho thấy chúng đoán trước luồng gió vào mắt. Sóng
não của những đứa trẻ cũng thay đổi, nghĩa là não vẫn hoạt động.
“Chúng tôi phát hiện một
kiểu học cơ bản trong những trẻ sơ sinh. Kiểu học này không xuất hiện trong não
người trưởng thành đang ngủ”, nhà tâm lý Dana Byrd, một thành viên trong nhóm
nghiên cứu, phát biểu.
Nhóm nghiên cứu tin rằng
não của trẻ sơ sinh liên tục điều chỉnh để thích nghi với thế giới vật chất
xung quanh, ngay cả khi chúng không còn thức. Kiểu ngủ của trẻ sơ sinh tương
đối khác so với những đứa trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành ở chỗ các em chủ
động hơn trong lúc ngủ. Đặc trưng của kiểu ngủ chủ động là nhịp tim và nhịp thở
thay đổi rất nhanh.
“Có lẽ trạng thái ngủ chủ
động giúp trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới xung quanh dễ dàng hơn, nhờ đó mà tốc
độ học hỏi diễn ra nhanh hơn”, Byrd nhận xét.
Kết quả nghiên cứu của Đại
học Florida
có thể giúp các nhà khoa học phát hiện những trẻ sơ sinh mắc các hội chứng bất
thường như tự kỷ hoặc rối loạn khả năng đọc.
Khám phá mới về quả
Gấc
Gấc là một loại cây bán hoang
dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Khi giá
trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị, dân gian
sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc,
một số dùng chế biến bánh kẹo như bánh cây.
Hiện
nay, gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với
thành phần vitamin A và E... Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc biệt và trở thành
cây xóa nghèo.
Một
kg gấc có giá thu mua 2-2,5 ngàn đồng, một gốc gấc cho thu hoạch 15-20 quả,
trong điều kiện trồng và có chăm sóc tốt, một gốc cho thu hàng tạ quả. Sau khi
thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm, nên cây mới, cây vụ sau
khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.
Gấc
là một loại cây trồng có sức chống chịu tốt, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột
ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò không ăn.
Giống
gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, quả
to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ.
Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc,
một gốc có tuổi thọ 15-20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng
trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc
tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa. Gấc
trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín.
Cách
trồng từ dây: Chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng
lượng quả đạt 1-1,5kg, hàm lượng tinh dầu khá cao và được các cơ sở thu mua chế
biến dầu gấc ưa thích. Lấy một đoạn dây dài khoảng 40-50 cm, có thể cuộn lại
như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng giâm như cây khoai lang, đào
hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục, đặt dây, lấp đất để hở 2-3đốt, tưới ẩm
và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc dàn cho gấc leo, một
gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo dàn khoảng 5-6m2, tận dụng bờ
rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.
Khi
gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1-1,5kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn,
không nên để quả gấc tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.
Nhìn
chung, trồng gấc đơn giản, đầu tư thấp trồng một lần thu nhiều năm, hiệu quả
rất cao nhất là đối với đất tận dụng, sản phẩm hiện được tiêu thụ tốt dùng cho
chế biến
WWW.QUAGAC.CO
Tác
dụng của tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu,
nên các lương y thường gọi đây là "mật
gấu treo".
Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng
khí hậu nóng. Khi quả gấc có màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả
gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn không bị hỏng.
Quả gấc có tên khoa học là momordica
cochinchinensis, được mọi người hay dùng để nấu xôi - một món ăn truyền thống.
Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo... rất ngon, mọi người thường
dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. Tuy nhiên,
khi ăn xôi, ta thường bỏ hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt
gấc. Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có
tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm
cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo... Viên dầu gấc đang có bán trên thị
trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc
rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi
bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y
tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại
mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui
đây là mật gấu treo". Cách chế dầu từ màng hạt gấc theo phương pháp thủ
công: sau khi lấy hết cơm để nấu xôi, ta lấy hạt gấc đựng vào rổ, xát nhẹ để
trôi hết những phần cơm còn bám vào hạt gấc. Sau đó phơi khô cho đến khi màng
bọc hạt gấc khô giòn, bóc lấy màng, sấy khô, tán mịn rồi hầm nóng (khoảng 60 -
70 độ C) rồi cho vào lọ đựng dầu lạc, khoảng 30 phút sau là có thể dùng được.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát thì có thể dùng tới 30 ngày. Chỉ
định dùng cho bệnh quáng gà, mắt mờ, khô da, trẻ con chậm lớn, người già yếu,
vết thương lâu lành. Dùng cho trẻ em: 1-2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần
sáng chiều, nếu dùng cho người lớn thì liều dùng gấp đôi. Nếu dùng kéo dài da
có thể hơi vàng, đó là do chất carotene, ngưng dùng thuốc vài ngày sẽ hết. Đối
với vết thương lâu lành: rửa sạch vết thương, rồi dùng dầu gấc bôi lên vết
thương 2 lần/ngày thì sẽ mau lành sẹo hơn.
Chế dầu từ nhân hạt gấc: bỏ vỏ cứng (giữ nguyên
lớp vỏ lụa màu xanh, bọc nhân) rồi thái hoặc giã nhỏ, ngâm trong cồn 70 độ hay
rượu mạnh, lắc đều vài chục phút sau có thể dùng. Dùng được cho tất cả vết
thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú... Cách dùng:
lấy bông gòn tẩm rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng chấn thương sẽ làm dịu đau và
các vết bầm tan khá nhanh. Đối với vết thương bị chảy máu (nhất là đứt tay, đứt
chân): lấy bông tẩm rượu ngâm hạt gấc rịt vào, vết thương sẽ cầm máu và mau
lành. Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất
lạnh, ăn phải thì nguy hiểm.
Ngoài ra rễ cây gấc cũng được bà con ta dùng
làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm. Cách làm: lấy rễ gấc rửa
sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống. Ngâm rượu: Lượng rượu đủ
ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi
ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối. Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc
còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối).
Bài, ảnh: Bảo Trân
Việt
Báo (Theo Thanh Nien)
Trẻ sốt cao, lơ mơ: Có thể do viêm não
(Trích
từ nguồn Báo Thanh niên Online ngày 20/05/2010)
(TNTT>) Theo các bác sĩ, bệnh viêm não thường xuất
hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hằng năm. Khoa
truyền nhiễm BV Nhi T.Ư hiện đang điều trị cho 24 cháu viêm não. Hầu hết trẻ
nhập viện trong giai đoạn muộn nên dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như: não úng
thủy, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…, thậm chí tử vong.
Sự chậm trễ tai hại
BS Hồ
Anh Tuấn (khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư) cho biết hiện tại mỗi ngày khoa tiếp
nhận 3-5 ca, có đợt cao điểm lên tới 7 ca/ngày. Thời tiết nắng nóng kéo dài là
điều kiện thuận lợi bệnh phát triển. Điều đáng lo ngại là trẻ bị viêm não
thường được phát hiện và điều trị muộn do chủ quan của cha mẹ. Trung bình cứ 10
bệnh nhân đến khoa thì có tới 6 bệnh nhân đã trong trạng thái hôn mê, suy hô
hấp, co giật…phải thở máy.
Cháu
T., 7 tháng tuổi ở Thanh Hóa là một ví dụ. Đã phải vào viện điều trị hơn một
tháng nhưng chân tay T. luôn quờ quạng vô thức ra xung quanh. Mẹ cháu phải ngồi
giữ và bế con trở lại chỗ nằm để cháu khỏi rơi xuống đất do co giật. Nhìn khuôn
mặt đờ đẫn, ánh mắt mở nhưng không còn nhận được mẹ của con, chị H. ngân ngấn
nước mắt kể: Trước đây cháu rất kháu khỉnh, cái gì cũng biết, hay "nói chuyện"
và cười. Thế nhưng, chỉ sau hai ngày sốt 38,5 độ kèm co giật, cháu cứ dần ngây
dại đi. Đến nay, qua điều trị đã 40 ngày mà cháu không thể tỉnh táo được như
trước. Đêm, muốn cháu ngủ phải dùng thuốc an thần. Còn hễ thức dậy là cháu luôn
chân tay quờ quạng, ánh mắt vô hồn. Bác sĩ cho biết sau đợt điều trị ở đây cháu
sẽ được đưa sang Viện Châm cứu để phục hồi nhưng chưa biết sẽ ra sao. Có thể,
cháu sẽ bị kém phát triển trí não, không còn biết gì nữa…
Chị M.
(ở Nghệ An) trong tình cảnh đáng thương khác. Bế đứa con 15 tháng tuổi trên
tay, chị M. ngậm ngùi kể: Cách đây 1 tháng bé X. có biểu hiện sốt trên 38 độ,
bỏ bú. Cứ nghĩ con chỉ bị sốt nên lười ăn nên chị tự cho cháu uống thuốc tại
nhà. Sau gần 1 tuần không đỡ, chị mới đưa con đến bệnh viện tỉnh khám, cả
nhà té ngửa khi bác sĩ kết luận con chị bị viêm não. “Điều trị tại BV tỉnh
trong nửa tháng, tình trạng bệnh lý của cháu vẫn không tiến triển mà còn xấu
hơn. Cháu bắt đầu có biểu hiện sốt, co giật, cơ cứng toàn thân, tăng trương lực
cơ liên tục. Lúc này, gia đình mới chuyển cháu lên BV Nhi T.Ư nhưng…” – chị M.
nghẹn lời, mắt nhòe nước. Các bác sĩ tại khoa truyền nhiễm BV Nhi T.Ư cho biết
do được đưa đi khám quá muộn nên bé X. đã bị tổn thương não nặng nề, não teo
lại, không có khả năng phục hồi. Đau lòng hơn, nếu có may mắn giành lại sự sống
thì sau này dù có lớn lên nhưng bệnh nhi không thể phát triển bình thường về
mặt trí tuệ.
Cần tiêm phòng đầy đủ
Theo
BS. Tuấn, biểu hiện lâm sàng ở trẻ viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo
lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng thường hay gặp là sốt cao,
nôn, đau đầu… Một số trẻ còn có dấu hiệu tiêu chảy. Điều này khiến các bậc cha
mẹ rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm thông thường khác. Vì thế,
nhiều người thường tự điều trị cho con tại nhà. Chỉ đến khi những dấu hiệu rối
loạn thần kinh xuất hiện như: Trẻ nôn, quấy khóc, khó chịu khi nằm, luôn trong
trạng thái li bì, xuất hiện các dấu hiện rối loạn tri giác, thị giác… mới đưa
đến viện thì hầu hết đã trong tình trạng nguy kịch. “Với những biểu hiện này
cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ
sở y tế chuyên khoa. Không nên chỉ đưa trẻ đến viện khi thấy có biểu hiện co
giật, mắt trợn ngược, hôn mê, mê sảng”- BS. Tuấn nhấn mạnh.
BS.
Tuấn cũng cho biết di chứng của viêm não rất nặng nề với những tổn thương trầm
trọng ở não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm thần và vận động của trẻ. Phần lớn,
khi đã bị hôn mê, sau này các cháu sẽ phải chịu di chứng liệt, đần độn, không
thể đi lại, nói cười, thậm chí có cháu còn bị tâm thần… Có thể nói tương lai
của các cháu gần như bi đát nếu không được điều trị và châm cứu tích cực để hồi
phục lại phần nào khả năng vận động và nhận thức.
Vì
thế, BS Tuấn khuyến cáo cách phòng tránh bệnh viêm não ở trẻ hiệu quả nhất là
tiêm vắc-xin. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng
sức đề kháng, giữ gìn vệ sinh, tạo môi trường trong lành, khoa học cho sự phát
triển của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Vì đây
là một sai lầm nghiêm trọng, khiến bệnh càng trầm trọng, tăng thời gian điều
trị.
(Châu Anh)
Trích từ nguồn
Báo VietNam Express:
“Sự thật tin
đồn cây xanh trong nhà có độc chết người:
Cộng đồng mạng đang xôn xao vì tin một loại cây xanh có độc trồng trong
nhà có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng một phút, lấy mạng người lớn chỉ
cần 15 phút. Các nhà sinh vật học xác định đây là cây Vạn niên thanh.
“Nếu đã chạm tay vào loại cây này thì đừng dụi tay lên mắt vì có thể
làm cho mắt bạn mù một phần hoặc vĩnh viễn”, thông tin này loan truyền trên
mạng mấy ngày qua khiến rất nhiều người TP HCM lo lắng. Bởi Vạn niên thanh là
loại cây rất được ưa chuộng ở phía Nam dùng để trồng làm
cảnh trong nhà, ngoài vườn, trang trí công sở.
Các giáo viên trường mẫu giáo Mầm Non 4, Quận 3, TP HCM, nơi có trồng
nhiều cây Vạn niên thanh trong sân trường, bàng hoàng khi nghe tin loại cây này
có độc. "Không ngờ là cây có độc, chúng tôi sẽ nhổ bỏ loại cây này ngay
lập tức vì có thể có hại cho các cháu", các cô giáo cho biết.
Trao đổi với VnExpress.net, ông
Bùi Văn Lệ, Tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết,
loại cây này có tên khoa học là Dieffenbachia
cultivar (tên thường gọi: Vạn niên thanh), thuộc họ ráy (Araceae), thân
mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế
giới.
Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate
trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào
tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium
Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu
hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...", Tiến sĩ Lệ cho biết
Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra
các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
Tuy nhiên Tiến sĩ Lệ cho rằng, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể
chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người
bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại
ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.
Ông Lệ khẳng định, y học hiện nay chỉ mới ghi nhận một ca ngộ độc Vạn
niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé
gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch
chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.
Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM, Chủ tịch
hội Sinh vật cảnh Long An cho biết, Vạn niên thanh thuộc loại cây cảnh. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện
khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc,
giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng
làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.
Theo ông Lãng, Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ
không gây chết người cực nhanh như tin đồn. Ngoài ra không
phải ai cũng bị những triệu chứng trên mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Một số chủng Vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum)
còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường
tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu,
bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt...
Vì thế, theo ông Lãng, không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu
điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Ông nói: "Chỉ cần lưu ý khi
trồng Vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em và khi
tiếp xúc thì tránh bị mủ cây dính vào da".
Ngoan Ngoan
Phòng GD
Mầm non xin giới thiệu đến các đơn vị GDMN
bài viết “ Nhật ký của mẹ và con” .
Các đơn vị
có thể giơi thiệu tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
( Nguồn:
từ Báo Tuổi trẻ ngày thứ bảy 13/3/2010)
Nhật ký của mẹ và con
TTCT - Một người mẹ có đứa con trai duy nhất mắc chứng
tự kỷ, đã từng xót xa phát hiện rằng: tự kỷ là căn “bệnh - nhà - giàu”, ở đó
“chiến thắng” không dành cho đôi vợ chồng viên chức, tiền bạc chẳng mấy khi dư
dả như anh chị...
Nhưng giờ chị đã nghĩ
rất khác. Bé Đỗ Minh Phúc, con trai chị sắp tròn 5 tuổi, cơ bản hồi phục về
thần kinh và đã có thể đến trường như bạn bè đồng lứa: Chị hiểu rằng tình yêu
thương có sức mạnh vô hình...
Vì con là con của mẹ...
Ngày 28-7-2004, một bé trai kháu khỉnh
chào đời. Thằng bé có đôi mắt tinh anh, vầng trán khôi ngô khiến người mẹ không
giấu nổi niềm sung sướng trong nước mắt. Nhưng rồi những chuỗi ngày đau khổ của
gia đình chị bắt đầu khi bé bước sang tháng thứ 2: bé khó ngủ, cứ khóc ngất
từng cơn, không chịu bú mẹ, ói liên tục khi uống sữa.
Người mẹ thoáng lo lắng nhưng lại tự an
ủi mình rằng: trẻ con đứa nào chẳng vậy. Sau thôi nôi, vợ chồng chị tập cho bé
ăn lại phát hiện ra bé không biết nhai dù đã mọc được 8 chiếc răng. Mỗi lần đút
cháo xay nhuyễn cho con là một lần người mẹ xót xa tự hỏi: sao con mình lại
chậm phát triển hơn trẻ thường?
Những linh cảm không tốt đến với vợ chồng
chị khi tiếp tục nhận thấy nhiều triệu chứng bất thường của con: bé không biết
bò, không biết nói dù chỉ bập bẹ, không biết chỉ vào đồ vật hay cầm thức ăn cho
vào miệng. Người mẹ bắt đầu lo ngại khi thấy con mình chỉ biết chạy lăng xăng,
tông vào tường, tự xoay tròn hay la hét ăn vạ. Nhưng điều làm chị rơi nước mắt
nhiều nhất, chính là khi mẹ gọi tên, bé không biết quay lại, dường như mẹ đang
gọi ai đấy dù ở nhà chỉ có hai mẹ con.
Đó là chuỗi ngày đầy nước mắt của đôi vợ
chồng trẻ. Đứa con lớn dần lên về thể xác, nhưng tâm trí hình như cứ mãi lửng
lơ đâu đó. Phúc 22 tháng tuổi, khó khăn lắm người mẹ mới can đảm tìm tới bác
sĩ, để rồi chị được nghe rằng: bé bị hiếu động thái quá dẫn đến mất tập trung
(tên bệnh là tăng động, giảm chú ý - một trạng thái của bệnh tự kỷ) và không có
thuốc chữa trị đặc hiệu. Cầm nắm thuốc an thần mà bác sĩ kê đơn ra về, chị như
rơi vào ngõ cụt, đau đáu vò xe tâm can chị là cảm giác không được làm một người
mẹ bình thường như bao người mẹ khác...
Khó khăn lắm người mẹ mới tự thuyết phục
được bản thân mình rằng đứa con khôi ngô, bụ bẫm của chị mắc chứng tự kỷ. Lại
càng khó khăn hơn để vợ chồng chị gieo vào nhau một niềm tin rằng sẽ có phương
thuốc cho con mình. Chị bỏ công việc ổn định suốt 11 năm, bồng bế con đi khắp
nơi tìm thầy thuốc. Ở đâu có khóa tập huấn nói về tự kỷ là chị có mặt. Biết
được gia đình nào có con bị bệnh chậm nói, hai vợ chồng chị đều tìm tới hỏi
chuyện để có thêm kinh nghiệm.
Một gia đình có con bị bệnh tương tự bé
Phúc của chị cho chị hay rằng: có thể trị liệu cho bé bằng phương pháp ABA của
nước ngoài (phương pháp phân tích hành vi ứng dụng), nhưng số tiền phải đổ vào
việc trị liệu này là quá sức với những gia đình bình thường, cùng với nhiều
điều kiện khó khăn khác...
Mẹ mong con khôn lớn
từng ngày...
3 tuổi, Phúc vẫn tiểu tiện ra quần vô ý
thức, không nói được dù chỉ là từ “ba” hay “mẹ”, bé không biết sợ ai. Người mẹ
mừng như bắt được vàng khi tình cờ gặp một cô giáo chuyên điều trị tại nhà cho
trẻ tự kỷ. Chị bỏ việc, xin theo học, dự giờ, nhờ cô tư vấn rồi về nhà dạy lại
con những gì chị học được...
Nhìn những đứa trẻ con nhà người ta cũng
quẩn quanh trong vỏ ốc của chứng tự kỷ, có những đứa bệnh tình còn nặng hơn con
mình, chị se lòng, tưởng chừng nản chí. Nhưng rồi lại tự vực mình dậy với niềm
hy vọng mong manh rằng mẹ con chị sẽ thắng...
Cuộc sống của người mẹ thay đổi hoàn toàn
khi hàng ngày chị loay hoay tập thể dục cho bé, dạy con nói, cho con ăn, ru con
ngủ, dỗ con khóc. Mấy tháng trời chị chỉ ngồi bên con, tay cầm chiếc khăn mùi
soa tập cho bé... xì mũi. Cũng từng ấy đêm chị thức trắng để tập cho bé biết tự
đi tiêu, đi tiểu. Ngay cả một hành động tưởng chừng là bản năng của các bé
khác, như le lưỡi liếm thức ăn, hay súc miệng bằng nước, cũng phải dạy Phúc
suốt ngày này qua tháng khác bé mới nhớ.
Bé không biết nhai, người mẹ phải tỷ mẩn
ngồi nghiền từng miếng dưa hấu để tập cho cơ hàm của bé biết cử động. Bé khóc,
quẫy, người mẹ phải đanh giọng, quyết liệt giằng bé ra khỏi thói quen lỳ lợm
không biết sợ ai.
Riết rồi chị tập luôn
cho mình thói quen nói rất to, hành động rất nhanh. Đó là kết quả của những lúc
kéo con ra khỏi sự mất tập trung mà các bác sĩ thường gọi là “thăng thiên” (bé
hoàn toàn vô thức, không nghe thấy gì xung quanh). Vật vã, miệt mài, trong căn
nhà nhỏ, cứ một mẹ một con tập bò, tập lăn, tập cả leo trèo, tập chạy thế nào
để con không húc vào tường, tập cho bé biết sợ nước nóng, sợ vật nhọn, sợ
lửa...
Ngôi nhà lúc nào cũng
trong trạng thái bừa bộn vì đồ chơi, dụng cụ tập luyện, sách vở, bút màu, tranh
vẽ, bình nước, khăn chườm, thảm lăn, bóng cao su... nằm la liệt. Nhưng đó là
lớp học của mẹ con chị, nơi sau hơn một năm ròng “chiến đấu”, Phúc đã biết nói
(dù còn ngọng), biết gọi ba, mẹ, biết nghe lời và sinh hoạt như một đứa trẻ
bình thường. Bé bắt đầu biểu lộ cảm xúc trong từng tiếng gọi “a, ba về” hay “mẹ
ơi”... Những phút ấy, vợ chồng chị lại rưng rưng như một lần nữa được đón nhận
đứa con chào đời.
“Câu
chuyện của tôi hy vọng sẽ giúp những gia đình có hoàn cảnh tương tự một lời
khuyên, xin đừng chờ đợi có điều kiện tiền bạc đầy đủ mới chữa bệnh cho con,
bởi bé càng lớn thì khả năng phục hồi càng thấp. Không có lý do nào cho phép
chúng ta dừng lại mà làm mất đi thời gian quý báu của con. Chính người làm
cha, làm mẹ mới là người bác sĩ tốt nhất giúp con chiến thắng căn bệnh oái
oăm này...” –
*
chị Nguyễn Thị Thanh Thảo.
|
...Tháng 12-2008, Phúc
đã được 4 tuổi rưỡi. Bé đã được nhận vào lớp chồi một trường mầm non ở gần nhà.
Dù vẫn còn nói chưa rõ chữ, thỉnh thoảng la hét khi gặp người lạ, mới chỉ biết
nhai với những thức ăn nhỏ và mềm như miếng dưa hấu, nhưng điều lạ lùng là Phúc
đã biết đọc truyện, đọc báo và làm các phép tính cộng trừ đơn giản hay sử dụng
máy vi tính.
“Tháng 9 năm nay Phúc
của mẹ sẽ vào lớp 1”, người mẹ tự hào khoe. Chị kể: chị rất yên tâm về trình độ
đọc chữ, làm toán của Phúc. Cô giáo ở trường mầm non bảo Phúc hay quậy phá, đi
lung tung trong giờ học, thỉnh thoảng còn phát biểu vô thức. Bữa ăn của gia
đình Phúc vẫn kéo dài hơn bình thường, vì Phúc nhai rất chậm, không thể ăn được
miếng to. Bù lại, cháu rất biết nghe lời người lớn. Khó khăn vẫn còn đó, vẫn
tiếp tục thử thách hai mẹ con Phúc, nhưng dường như một cánh cửa đã mở ra...
Khi kể câu chuyện này,
mẹ của Phúc, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (quận Gò Vấp, TP.HCM) biết rằng, chị đã
và đang đi đúng hướng. Không chỉ dạy con mình, giờ đây chị trở thành một giáo
viên dạy trẻ tự kỷ tại nhà, với những kinh nghiệm suốt mấy năm hai vợ chồng chị
học tập khắp nơi để can thiệp cho con.
Chị đến với những gia
đình đồng cảnh ngộ trước hết bởi vì, chị thấu hiểu nỗi lòng của những người mẹ
không may mắn như chị, lúc nào cũng đau đáu nỗi lo mất con. Vì không mấy ai có
thể đứng vững trước những lời đàm tiếu của người đời rằng con mình bị thiểu
năng trí tuệ, vô phương cứu chữa... nếu họ không bám víu vào một tia hi vọng.
LƯU
TRANG
Phòng Giáo dục Mầm non – Sở Giáo dục thành
phố
Giới thiệu với các đơn vị Mầm non quận, huyện
tài liệu tham khảo:
“ Tiên học thể (dục), hậu học văn”
(Theo Báo Tuổi trẻ ngày 3/3/20100)
TT - Đây là lời khuyên của một bác sĩ dinh dưỡng khi
trẻ em TP ngày càng lười vận động!
Tiếp xúc với khá nhiều phụ huynh, chúng tôi thấy rõ việc
học chữ được người lớn đặt nặng hơn việc vận động của trẻ để nâng cao thể lực,
phòng ngừa bệnh tật.
Chỉ có 8,8% học sinh tập thể dục thể thao
Qua khảo sát mới nhất của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chỉ
có 21,3% học sinh tiểu học TP.HCM đi bộ đến trường thường xuyên (từ bốn lần một
tuần trở lên), số còn lại được cha mẹ chở đi chở về.
Tình hình cũng bi quan tương tự đối với việc học sinh chơi
vận động ngoài nhà thường xuyên (26,8%) và phụ việc nhà thường xuyên (14,9%).
Tình hình còn... đen tối hơn khi chỉ có 8,8% học sinh chịu khó tập thể dục thể
thao thường xuyên và s